những thiên lệch mang tính vị kỷ cá nhân. Một vài lời khuyên của nhà triết
học John Rawls khá thích hợp với vấn đề này. Rawls đề xuất rằng sự công
bằng nên được tiếp cận dưới một “bức màn vô hình” – có nghĩa là chúng ta
tốt nhất nên đánh giá một tình huống mà không biết rằng mình cũng có vai
trò trong đó. Như vậy, khi phân chia một chiếc bánh, một người có thể là
“người chia bánh” và người kia là người đầu tiên lấy một miếng bánh đã
được chia.
Quá “chiết khấu” tương lai
Bạn muốn nhận được 1.000$ ngay trong hôm nay hay 1.180$ một năm
từ nay trở về sau? Trong những thí nghiệm được kiểm soát, rất nhiều người
đã chọn vế đầu, bất chấp cơ hội có thêm 18% một năm cho sự đầu tư của
mình. Tương tự, các chủ nhà thường không hay bảo vệ nhà của họ một
cách hợp lý và không mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng và các thiết bị
thắp sáng huỳnh quang, thậm chí khi họ có thể nhanh chóng hoàn vốn và tỷ
suất lợi nhuận còn nhiều hơn gấp nhiều lần con số 18% nêu trên. Như
những câu chuyện minh họa trên, chúng ta thường sử dụng một tỷ lệ chiết
khấu rất cao từ tương lai. Chúng ta có khuynh hướng tập trung vào hoặc
quá coi trọng những suy tính ngắn hạn so với những suy tính thiệt hơn lâu
dài. Kết quả của lối suy nghĩ này là có quá nhiều người dành dụm quá ít
cho lúc về hưu, gây nên một cuộc khủng hoảng cá nhân cho chính họ và
cho gia đình của họ.
Khuynh hướng làm ngơ những hệ quả tương lai từ những hành động
của chúng ta đã diễn ra khá rõ nét trong cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ
bắt đầu vào năm 2006 và khơi mào cho sự sụp đổ tài chính vào năm 2008 –
2009. Trong suốt giai đoạn bong bóng bất động sản, những nhà phát triển
và những chủ cho vay đã thực hiện một công cuộc kinh doanh bùng nổ
tham dự vào việc xây dựng ngày càng nhiều nhà và chào mời hình thức
mua nhà trả góp cho nhiều người. Những công dân có thu nhập thấp trước
đây chỉ dám mơ tới việc sỡ hữu một căn nhà riêng bỗng nhiên thấy mình