lượng thuốc để mọi người cuối cùng đều có thể nhận được những phương
thức chữa trị tốt hơn và chẩn đoán tốt hơn.
Ví dụ như khi bạn nghĩ về quyết định tham gia vào cuộc thử nghiệm
lâm sáng và bạn dự đoán là mình sẽ tham dự, bạn kết luận rằng tất cả
những ai đạt yêu cầu thì nên tham dự khi được yêu cầu. Bạn tin rằng lựa
chọn “đúng” để đóng góp vào những điều tốt đẹp hơn nữa cho ngành y tế
và mọi người, bao gồm cả chính bạn thì nên làm điều tương tự. Kết quả của
suy nghĩ này là bạn dự đoán chắc chắn mình sẽ tham gia thử nghiệm lâm
sàng nếu có cơ hội.
Bây giờ hãy bỏ qua một số năm và tưởng tượng rằng con bạn bị chẩn
đoán là gặp bệnh hiểm nghèo liên quan đến tính mạng. Tùy thuộc vào việc
con bạn phản ứng lại với đợt điều trị cuối cùng này như thế nào, tỷ lệ thành
công có thể giúp con bạn sống thêm 5 năm nữa là 75% và 95%. Bạn đã
nghiên cứu về bệnh tình của của con mình và biết rằng cách chữa trị mới
nhất được chứng minh là có thể đem đến những kết quả tích cực đáng kể.
Khi đang bàn về bệnh tình của con bạn, bác sĩ hỏi bạn có đồng ý cho
con bạn tham gia vào một cuộc thử nghiệm lâm sàng mà máy tính sẽ quyết
định xem con bạn sẽ nhận cách chữa trị nào không. Khi bạn hỏi bác sĩ về
tính hiệu quả khi so sánh hai phương thức chữa trị, bà nói rằng cách chữa
trị mới vừa mới được phát triển và vì thế còn quá sớm để bà có thể đưa ra
câu trả lời. Bạn có sẵn sàng từ bỏ phương thức cũ đã được biết đến và
chứng minh vì một lựa chọn mạo hiểm mà bạn chưa rõ kết quả? Câu trả lời
của bạn sẽ rất nhanh và chắc chắn: Không!
Tất cả chúng ta có thể liên hệ đến sự thay đổi thái độ nhanh chóng này.
Khi quyết định liên quan đến sức khỏe con mình thuần túy chỉ mang tính lý
thuyết, bạn hẳn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra những quyết định phù hợp
với đạo đức của mình. Nhưng khi quyết định đó trở thành sự thật, những
suy xét đạo đức của bạn liên quan đến những gì tốt hơn có xu hướng bị vứt
ra ngoài cửa sổ.