- Nếu tất cả các « điểm tựa » đều làm theo kiểu này thì « tựa » vào đâu
được ?
Cũng theo cung cách này, tại cơ quan tham mưu, nơi sự cãi lộn giữa
Bigeard và Langlais cuối cùng gắn bó họ thành một đội ngũ không thể nào
chia rẽ được, dần dần đã tác động đến quan hệ giữa các sĩ quan có trách
nhiệm. Một lần nữa, với thái độ bộc trực trong phát biểu, không càu nhàu
gây gổ mà là thẳng thừng một cách thô bạo. Bigeard đã tạo ra một thứ ý
thức trách nhiệm. Ngay lập tức, tất cả những hằn học, những trách cứ đều
loại bỏ, thay bằng một tinh thần đồng đội. Cho tới lúc này, các sĩ quan vẫn
giữ những sự khác biệt theo phù hiệu đơn vị, màu sắc của mũ ca-lô, mũ bê-
rê. Bigeard nhắc nhở mọi người từ nay trở đi họ chỉ có một gia đình duy
nhất gắn bó với nhau bằng cả mặt tốt lẫn mặt xấu của số phận. Tinh thần «
làm chủ quán ăn » của tiểu đoàn dù số 6 phải được truyền rộng, không
phân biệt đơn vị, chỉ nhằm vào tập thể của tập đoàn cứ điểm.
Từ ngày 18 tháng 3, thế giới của phía Pháp bắt đầu chia thành hai khối. Một
bên là những binh sĩ ở Điện Biên Phủ, coi như một lớp người riệng biệt, chỉ
kết nạp dựa trên thử thách những ai được công nhận là xứng đáng gia nhập,
kể cả những phi công của lực lượng không quân và hải quân cùng tham gia
chiến đấu. Một bên là những người ngoài cuộc, được coi như những người
nước ngoài, ỏ Hà Nội, Sài Gòn, Paris và các nơi khác, nói tóm lại là những
ai không nẳm trong những « hang chuột » khoét vào thành vách chiến hào
đắp đất, không gặp rủi ro và thỉnh thoảng lại bị một quả đạn pháo rơi vào
đầu, những người có thể đi dạo chơi, ngắm trời ngắm đất, được hưởng chút
thời gian yên lặng tuyệt đối, những người được ngủ yên giấc trong đêm,
không phải chiến đấu tại một điểm tựa, mười lần bị mất, mười một lần
giành lại.
Có lẽ đó là điều giải thích tình thân hữu ái để những ngày sắp tới, tinh thần
này thúc đẩy thêm những tiểu đoàn dù khác nhảy xuống tập đoàn cứ điểm,
cả những người tình nguyện mới nhảy lần đầu đã chiến đấu ngay, mà đáng