ĐIỆN BIÊN PHỦ - 170 NGÀY ĐÊM BỊ VÂY HÃM - Trang 26

Một mình tướng Navarre phải tự tìm hiểu, tự tổ chức, tự quyết định mọi
việc.

Lúc này, cuộc chiến tranh Đông Dương đã bước vào năm thứ tám. So với
hồi đầu, Việt Minh đã hoàn toàn thay đổi. Việt Minh ngoài việc kiểm soát
được nhiều vùng lãnh thổ, đã thực tế không còn thuần túy duy trì chiến tranh
du kích mà đã có một quân đội chính quy theo kiểu “cổ điển” được Liên Xô,
Trung Quốc giúp đỡ trang bị, có những tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn chủ
lực, một lực lượng pháo binh, một hệ thống hậu cần đúng qui ước. Ngoài ra,
Việt Minh còn áp dụng một chiến lược hướng về giai đoạn tiến công, điểm
tột cùng của mọi cuộc chiến tranh cách mạng.

Từ năm 1951, tướng De Lattre và phó của ông là tướng Salan đã phải đương
đầu chật vật với tướng Giáp : tại Vĩnh Yên hồi tháng Giêng, tại dãy núi
Đông Triều hồi tháng 3, trên sông Đáy hồi tháng 5 và trong thung lũng
Nghĩa Lộ vùng thượng du hồi cuối tháng 10.

Năm 1952 không thấy Việt Minh tiến đánh vùng đồng bằng như phía Pháp
chờ đợi. Ngược lại, dù thất bại trong cuộc tiến đánh Nà Sản, Việt Minh vẫn
kiểm soát được khu vực nằm giữa sông Hồng và biên giới Lào, thông qua
Điện Biên Phủ là thủ phủ của người Thái đen, và cửa ngõ của tất cả những
đường mòn dẫn tới sông Mêkông.

Sau đó ít lâu, đến tháng 5 năm 1953, Việt Minh lại mở hai cuộc tiến công ,
một trận đánh về phía Luông Phabang, một trận đánh về phía Viêng Chăn.
Do thiếu lương thực tiếp tế, các sư đoàn Việt Minh đã quay trở lại nửa
chừng.

Đối với Tổng tư lệnh Navrarre cũng như toàn cơ quan bộ tổng tham mưu,
chiến dịch Thu Đông sắp tới của Việt Minh chắc chắn sẽ là một cuộc tiến
quân nữa xuống phía Nam, tiến đánh các tuyến phòng ngự của Pháp rồi từ
đó đánh thẳng lên Tây Nguyên, chỉ cách Sài Gòn 180 kilômét. Cùng trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.