ĐIỆN BIÊN PHỦ - 170 NGÀY ĐÊM BỊ VÂY HÃM - Trang 27

chiến dịch này, Việt Minh sẽ tiến đánh Lai Chua, thành lũy cuối cùng của
Pháp ở khu vực Tây Bắc.

Cũng có thể phải tính đến một cuộc tiến công vào vùng đồng bằng Bắc Bộ,
nhằm kiểm soát dân chúng và thu lúa gạo dùng để nuôi hàng chục ngàn bộ
đội đóng trong rừng không sản xuất được lương thực.

Để đối phó với hai nguy cơ này, Bộ tổng chỉ huy quân đội Pháp không còn
cách lựa chọn nào khác : hoặc là chuẩn bị thụ động đỡ đòn, như tướng Salan
đã từng làm và đã từng bị phê phán; hoặc là cố giành chủ động tiến công
trước để cản phá những dự định của Việt Minh và buộc tướng Giáp phải
chấp nhận giao tranh trên một chiến trường không chuẩn bị sẵn và có thể bị
thua. Đó là dự định của tướng Navarre.

Cản phá tướng Giáp là chuyện dễ dàng, ít nhất cũng trên lý thuyết, vì tướng
Navarre đã phán đoán được thời điểm và đường tiến quân của tướng Giáp về
phía biên giới Lào.

Thật vậy. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 sẽ ngăn cản việc vận chuyển
bằng xe tải trên các đường núi, và dù có tất cả một lực lượng công binh,
tướng Giáp cũng không thể làm gì được để chống lại địa lý thiên nhiên. Ở
đây, địa hình là chủ soái.

Đi từ sông Hồng tới sông Mêkông chỉ có hai con đường bộ có thể sử dụng
cho xe cộ. Ở phía Nam , đó là con đường đi qua Mộc Chua, vượt sông Đà ở
Tạ Khoa, ngược lên Sầm Nưa và Cánh đồng Chum để tiến về Viêng Chăn.
Ở phía Bắc, đó là con đường đi qua Nghĩa Lộ, Sơn La, theo quốc lộ 41 qua
Điện Biên Phủ để tiến về Luông Phabang.

Kế hoạch do Tổng tư lệnh mới là tướng Navarre soạn thảo còn ôm ấp những
tham vọng lớn hơn. Đó là, bám chân lại tại một vùng đất mà Việt Minh đã
kiểm soát từ năm 1947 nằm trên dải đất ven biển giữa đường đi từ Bắc vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.