ĐIỆN BIÊN PHỦ - 170 NGÀY ĐÊM BỊ VÂY HÃM - Trang 29

, chỉ muốn xây dựng Điện Biên Phủ thành một căn cứ phòng ngự nhẹ nhàng
thay cho Lai Chua nằm ở một vị trí đã bị nhận xét là không thể giữ vững
được khi xảy ra một cuộc tiến công lớn của Việt Minh.

Hơn nữa đối với những cư dân sống tại những thung lũng thượng nguồn
sông Đà của Việt Nam qua Lào tới tận Thái Lan., Điện Biên Phủ sẽ là thủ đô
của xứ Thái, biểu tượng của các dân tộc Thái.

Tên thật của Điện Biên Phủ được gọi là Mường Thanh, một bản làng to lớn
với những nhà sàn mái tranh dựng trên cột gỗ, nằm giữa một thung lũng lớn
có những đồn ruộng sản xuất ra một loại gạo ngon nhất miền Bắc Đông
Dương. Được che chở bởi những ngọn núi hình thành từ những đợt chấn
động đã tạo ra dãy Himalaya, Mường Thanh là một khu biệt lập từ nhiều thế
kỷ đã được các dân tộc Thái coi như một thiên đường, một cái nôi của chủng
tộc tách biệt với những biến động bên ngoài.

Năm 1870, khi bọn giặc từ dãy Thập vạn đại sơn ở Vân Nam tràn xuống uy
hiếp Mường Thanh, vua Thái là Đèo Văn Tri đã khẩn cầu Pháp giúp đỡ và
đã ký với Auguste Pavie một hiệp ước chấp nhận sự bảo hộ của Pháp đối với
xứ Thái. Mường Thanh trở thành một trung tâm cai trị của chính quyền Pháp
từ năm 1880 và sau đó đã bị đổi tên thành Điện Biên Phủ, có nghĩa là một “
huyện lỵ ở biên giới”.

Trong vòng hơn 60 năm, các cư dân Điện Biên Phủ sống trong hoàn cảnh
bình dị, không có chuyện gì đặc biệt. Địa điểm này đúng là một thị trường
giao lưu kinh tế trong vùng. Đến ngày phiên chợ, người Mông rời làng xóm
cheo leo trên những tầng mây , xuống núi đến Điện Biên Phủ, đem thuốc
phiện đổi lấy những thỏi bạc trắng. Người Dao có những mớ tóc bôi sáp
dính chặt với nhau như gắn si, tới đây mua muối đã được vận chuyển từ
vùng ven biển châu thổ theo con đường 41 xuyên rừng núi, tới Điện Biên
Phủ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.