Năm 1940 , quân Nhật kéo tới, phá vỡ cảnh thanh bình của người Thái, bắt
họ phải đi phu xây dựng một đường băng cất cánh và hạ cánh cho máy bay.
Chính tại sân bay dã chiến này Nhật Bản đã cho máy bay chiến đấu ném
bom Trung Quốc và giao chiến với máy bay Mỹ ở Vân Nam.
Năm 1945, quân Nhật phải ra đi, quân Trung Quốc ( của Tưởng Giới Thạch)
lại kéo tới. Rồi quân Pháp tới thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch, lấy lại vị
trí đã buộc phải rời bỏ.
Người Pháp dựng Đèo Văn Long lên làm tay sai, coi như một ông vua xứ
Thái, bên cạnh một viên quan cai trị người Pháp với một trung đội lính
Senegal, làm nhiệm vụ canh gác.
Năm 1952 những đơn vị chủ lực đầu tiên của Việt Minh đặt chân tới Điện
Biên Phủ. Những người dân Thái hiểu rằng Điện Biên Phủ là một bộ phận
không thể tách rời khỏi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhiều người đi
theo tư tường Mac-xít. Nhưng, cũng có những người lên Lai Châu là nơi
Đèo Văn Long vẫn đang ngự trị như một lãnh chúa của liên bang Thái. Một
số khác rút vào rừng chiến đấu chống Việt Minh dưới sự chỉ huy của Pháp.
Tháng 5 năm 1953, một chiếc máy bay Dakota đã hạ cánh xuống sân bay
chở theo khoảng 30 lính dù biệt kích người Thái đã được huấn luyện nhưng
sau đó đã bị tiêu diệt.
Đối với tướng Navarre cũng như toàn ban tham mưu của ông, việc nhảy dù
chiếm đóng ĐIện Biên Phủ ngày 20 – 11 – 1953, chỉ là một hành động tất
yếu nằm trong chiến lược đã hoạch định. Đó là một cuộc hành quân phòng
ngừa có tính chất chiến thuật dẫn đến những lợi thế tiếp theo. Theo kế hoạch
ban đầu, sau khi đã khôi phục lại sân bay, chỉ đưa lên vùng thượng du Tây
Bắc một lực lượng nhỏ gồm sáu hoặc bảy tiểu đoàn, trong đó phần lớn là từ
Lai Chua sẽ rút về trong những tuần tiếp theo. Đó là cuộc hành quân thứ hai
mang tên Pollux.