thăm các vị trí công sự của các tiểu đoàn thu thập thông tin từ các sĩ quan
cao cấp ở bốt chỉ huy cùng với Thiếu tá Marcel Bigeard và tiểu đoàn dù số
6 đi tuần tra thăm dò các đơn vị Việt Minh ở các khu đồi xung quanh. Vào
giữa tháng 12, các lực lượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải nằm
im trong công sự không dám liều mạng ra xa thung lũng nếu không liên lạc
được với quân chính quy Việt Minh. Trước khi tôi rời Điện Biên Phủ, một
sĩ quan viễn chinh khẳng định: “Lần này Việt Minh sẽ vào đông, đó sẽ là
một cuộc chiến thực sự”. Tôi đang trên đường từ San Francisco về nhà ngày
7 tháng 5 năm 1954 thì được tin Điện Biên Phủ bị thất bại sau một trận bao
vây 57 ngày. Dẫu sao những người am hiểu tình hình vẫn rất khó khăn khi
đánh giá về phạm vi thắng lợi của Cộng sản.
Hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954 đã chấm dứt cuộc chiến tranh và
người Pháp đang chuẩn bị rời Đông Dương thì tôi quay trở lại Sài Gòn.
Nhiều bạn bè bị bắt ở Điện Biên Phủ đã được Việt Minh phóng thích. Nhiều
người khác đã chết trên đường hành quân dài ngày hoặc trong các trại tù.
Những người sống sót kể lại sự thật về trận đánh.
Tôi rời Việt Nam năm 1955, được giao nhiệm vụ quay lại Sài Gòn năm
1964 làm cố vấn cho Thủ tướng và đã thăm lại đất nước này trong chuyến
công tác ngắn ngày năm 1971. Năm 1991 tôi trở lại Việt Nam, với tư cách
là một nhà báo, được phép thực hiện một cuộc phỏng vấn dài với Đại tướng
Giáp và thảo luận về chiến tranh Đông Dương, về Điện Biên Phủ với các
cựu chiến binh Việt Minh. Gần đây hơn, tôi được tiếp cận với những tài liệu
về Điện Biên Phủ trong các kho lưu trữ của Quân đội Pháp. Sở chỉ huy
quân Viễn chinh nước ngoài ở Aubagne cho phép tôi sao chụp những thống
kê cá nhân về trận đánh này của các lính Lê dương sau khi bị bắt trở về.
Đáng giá nhất là các cuộc phỏng vấn những người sống sót sau trận Điện
Biên Phủ. Mặc dù nhiều năm đã trôi qua, cuộc chiến vẫn khắc sâu vào ký
ức của những người tham chiến. Một số đã chết trong thời gian đó hoặc
không thể tiếp cận được. Tuy nhiên, nhờ vào những cuộc tiếp xúc riêng, tôi