phạm vi hoạt động pháo binh lại có quan điểm khác. Họ thấy các nhân viên
bay của Pháp lên các trực thăng y tế khởi hành từ tiểu đội bay chiến đấu ở
Điện Biên Phủ còn sĩ quan tham mưu lại lên thay vào các máy bay chữ thập
đỏ. Thực tế này cũng vi phạm Công ước Geneve. Đài của Việt Minh cũng
công bố rằng người Pháp có mang đạn dược lên các máy bay y tế. Dù là
những công bố hay những tố giác thì tình hình thương vong là rất tuyệt
vọng. Sau đó các phi công thuộc lực lượng không quân đã đưa ra một mẹo
để lừa các tay súng Việt Minh. Hai máy bay y tế C-47 sẽ xuống đường băng
vào nửa đêm. Một chiếc sẽ bay trên đường băng ở độ cao 200 mét, gầm rú
động cơ như đang thả hàng tiếp tế. Chiếc kia tắt động cơ, lướt nhanh trong
đêm tối theo các đèn hiệu để hạ cánh. Việc này tỏ ra có hiệu quả trong vài
đêm với tỉ lệ 40 thương binh trên một chuyến. Một kế hoạch hạ cánh 6 máy
bay một lúc đã bắt đầu quen… tới tận lần hạ cánh thứ 4. Đúng lúc đó một
quả pháo sáng từ một vị trí của Pháp tại căn cứ Huguette bắn vào không
trung làm sáng rực đường bay để lộ ra vùng trú ẩn. Những quả pháo bắt đầu
nã liên tục vào đường băng gần chiếc C-47. Thương binh được đưa lên vội
vã, phi công nổ máy và máy bay cất cánh vào bầu trời tối đen. Không ai
dám chắc rằng liệu Việt Minh có phát hiện ra chiến thuật của Pháp hay việc
oanh tạc chỉ là một phản ứng vu vơ đối với pháo sáng. Vì thế họ đã quyết
định thử lại vào đêm hôm sau. Lần này, không nghi ngờ gì nữa một chiếc
C-47 vào đúng vùng phục kích của tổ tuần tra Việt Minh. Các vũ khí tự
động đã nhả đạn vào máy bay, giết chết người điều khiển radio và làm bị
thương nặng người phụ lái. Từ đó, mọi đợt hạ cánh - dù là chữ thập đỏ hay
không chắc chắn đều cuốn hút hoả lực. Mặc dù có những thành công nhưng
Việt Minh cũng đang gặp phải những khó khăn riêng. Bệnh dịch và thiếu
thuốc men vẫn là một vấn đề nan giải. Đảm bảo đạn dược và lương thực
đến đúng nơi, đúng lúc có thể cho thấy sự mệt mỏi và tổn thất của binh lính.
Những tuyến đường tiếp tế qua rừng làm trong tháng mười hai và tháng
một, được sửa chữa nhanh chóng sau khi bị sử dụng liên tục và những trận
mưa nhiệt đới đòi hỏi phải thường xuyên duy trì việc sửa chữa. Bom đạn và
những đợt bắn phá của Pháp có thể không cắt đứt được các tuyến đường
tiếp tế của Việt Minh nhưng cũng gây một tổn thất lớn đối với các công