ĐIỆN BIÊN PHỦ CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ MÀ NƯỚC MỸ MUỐN QUÊN ĐI - Trang 210

hiệu bằng một từ đơn giản “tạm biệt” và Cogny cũng chỉ trả lời “tạm biệt”.
Ngày 7 tháng 5, trung tâm tình báo của Thành cổ Hà Nội đã tổng kết tình
hình bằng một câu ngắn gọn: “17h30 - không còn liên lạc với Điện Biên
Phủ”. Vị trí chính giờ đã do dân chúng chiếm đóng. Lác đác có tiếng hoả
lực và tiếng lựu đạn nổ từ đằng xa nhưng rồi dần dần cũng hết. Mặc dù một
số lính tham chiến vẫn còn trong các hào giao thông chờ lệnh để tiến xa hơn
nhưng một số đã liều mạng nhảy ra ngoài. Bởi có sự bình tĩnh đến bất ngờ
mà họ đã dũng cảm đứng dậy để nhìn vào đống đổ nát xung quanh với
những cột khói đen dày đặc bốc lên từ những kho vũ khí bị phá huỷ. Ngắm
nhìn những tia nắng cuối ngày, họ thả hồn trong yên lặng. Một số người đi
giúp đỡ thương binh, một số khác tìm kiếm đồ ăn. “Những con chuột của
sông Nậm Rốm” đã ngập ngừng chui ra khỏi nơi ẩn náu dọc bờ sông, chưa
xác định rõ phản ứng của các bạn mình.

Bộ đội đầu tiên đã xuất hiện, thận trọng tiến theo từng nhóm nhỏ, vũ khí
sẵn sàng trong tay. Sau đó bộ đội rời khỏi nơi ẩn nấp nhiều hơn, tập hợp
thành các tiểu đội, đại đội tiến thẳng về phía các khu trú ẩn của Pháp. Bỗng
nhiên, các công sự tràn ngập quân Việt Minh, những người đã trinh sát các
đường hào, các lều trại, đang la hét lính phòng ngự bước ra ngoài và làm
cho một số cựu chiến binh Pháp bạc đầu phải hoảng sợ. Lúc đầu do sợ
Bigeard sẽ phải gánh chịu một số hành động trả thù nên De Castries yêu cầu
Bigeard trốn còn ông ta vẫn ở đó. Nhưng Bigeard đã quyết định ở lại. Lúc
Việt Minh bắt đầu tập hợp tù binh thành hàng, De Castnes đã chuẩn bị sẵn
tinh thần. Khi Đại uý Tạ Quang Luật dẫn lính vào hầm, De Castries đang
chờ ở đó. Sau một cuộc trao đổi ngắn gọn liên quan tới lệnh ngừng bắn, De
Castries và nhân viên của ông ta được tập hợp bên ngoài hầm chỉ huy.
Thiếu tá Grauwin liếc nhanh nhìn vị chỉ huy khuôn mặt tái xanh đang bị
dẫn đi. Liệu có phải một lá cờ trắng hay những lá cờ đã từng bay trên nóc
hầm chỉ huy của Pháp ở Điện Biên Phủ giờ vẫn còn là vấn đề tranh cãi?
Trong thống kê các trận đánh xuất bản năm 1963, Tướng Trần Độ đề cập tới
sự xuất hiện của những lá cờ trắng không dưới một lần. Miêu tả sự thất bại
của hầm chỉ huy trung tâm, ông ta viết: “Cờ đỏ sao vàng của Việt Minh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.