Các sĩ quan công binh phải nín thở mỗi khi các đội tuần tra và các chuyến
bay đưa binh lính chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ ra ngoài, điều này đã làm
chậm trễ công việc xây dựng đang cấp bách. Vật liệu xây dựng tới chậm và
còn thiếu nhiều so với nhu cầu của quân đồn trú. Một số đơn vị vừa không
có kỹ thuật lại vừa không có kinh nghiệm vẫn phải trưng dụng. Hầu hết các
binh lính này từ lâu đã có được sự ưu tiên của hoả lực và sự yểm trợ của
không quân trong những vụ đụng độ với Việt Minh nên rất ít trận bị lộ.
Công việc triển khai vũ khí và các đơn vị chiến đấu ở Điện Biên Phủ có xu
hướng tạo ra một cảm giác giả về sự an toàn.
Pierre Schoendoerffer, một nhà quay phim quân đội trẻ, người đã tới Điện
Biên Phủ hồi đầu tháng 12 bị choáng ngợp bởi quang cảnh của những công
sự. Anh ta tự nói: “Thật không thể tưởng tượng Việt Minh lại có thể tiến
đánh ở một nơi như thế này”. Nhưng một số cựu chiến binh ngay lập tức lại
gạt bỏ ý tưởng lạc quan của anh ta, chỉ ra những yếu điểm trong các khu
phòng thủ và mô tả Điện Biên Phủ như một sự sắp đặt không ngẫu nhiên.
Sau này, Schoendoerffer viết: “Chúng tôi phải phát quang mặt đất, đào hố,
đào rồi lại đào. Chắc chắn rất mệt mỏi: Chúng tôi đã đào rất nhiều ở Hoà
Bình năm 1951, ở Nà Sản, Sầm Nưa, Lai Châu năm 1952 và giờ đây chúng
tôi lại phải tiếp tục đào”.
Còn những chiến sĩ già lại chẳng có những lo lắng như vậy. Trung sĩ Bleyer
của đội Lê dương được lệnh làm lễ rửa tội cho trung đội của anh ta ở cứ
điểm Béatrice trên một dãy đồi phía đông bắc của Điện Biên Phủ.
Chúng tôi đi làm ngay, phát bụi rậm, chặt cây và dụng lán, mỗi trung đội
đều tích cực tranh đua với nhau, đặc biệt là với lính Lê dương. Tôi chỉ có
thể động viên binh lính của mình và với chút ít kinh nghiệm trong chiến
dịch của người Nga, tôi biết pháo có thể gây ra nhiều thiệt hại. Lính Lê
dương của tôi cũng nhận thức rất rõ về những mạo hiểm mà chúng tôi đang
làm.