quyền mua bán. Ngoài ra, ở Lai Châu còn có một đơn vị nhỏ bảo an binh
Đông Dương được tuyển mộ tại chỗ. Vào những năm 1920, khi ngành hàng
không xuất hiện ở Đông Dương, chính phủ đã cho bố trí ở một số nơi trong
rừng những bãi hạ cánh nhỏ giành cho những máy bay hồi đó thường hay
gặp nạn có thể hạ cánh.
Cuộc chiến tranh 1939 không thay đổi gì trong cuộc sống nên thơ của Điện
Biên Phủ. Tình trạng cô lập của thung lũng có lợi cho quân Đồng minh vì
các phi công Pháp - trên lý thuyết là dưới trướng của Vichy và quân Nhật
nhưng lại bí mật làm vlệc cho quân Đồng minh - có thể sử dụng sân bay để
tiếp đón ở đó những sứ giả của nước Pháp tự do và những viên chức của
Calcutta. Có hai lần những máy bay Pháp đã sử dụng sân bay để gửi đi hai
viên phi công Mỹ đã phải nhảy dù xuống một vùng do quân Nhật chiếm
đóng.
Ngày 9 tháng Ba năm 1945, khi quân Nhật tấn. công vào những gì còn lại
của quân Pháp ở Đông Dương, Điện Biên Phủ đã trở thành căn cứ chống
Nhật cuối cùng của quân Pháp trong hai tháng trời. Những chiếc máy bay
hạng nhẹ của đơn vị không lực số 14 Air . Force của tướng Claire L.
Chennault thường chở đến đó đồ tiếp tế cho quân Pháp, và hai chiếc máy
bay tiêm kích cổ lỗ Potez 25 đã sử dụng sân bay như căn cứ tạm thời để
hoạt động chống lại cuộc tiến công của quân Nhật, và trong bốn mươi ngày
đã thực hiện một trăm năm mươi giờ nhiệm vụ chiến đấu trước khi bị buộc
phải chuyển sang nước Trung Hoa tự do.
Dù rằng quân Nhật chỉ chiếm thung lũng chưa đến hai tháng, họ đã để lại
đó một ký ức không lấy gì làm tất đẹp. Người ta bảo rằng họ nuôi những dự
án lớn cho sân bay: hình như họ muơn biến nó thành căn cứ chiến lược để
tấn công những căn cứ không quân của Mỹ tại Vân Nam.
Dù sao thì họ đã không đủ thời gian để làm việc đó đến nơi đến chốn và
đành chỉ kéo dài thêm ra đường băng đầy cỏ có sẵn bằng những phu phen
trưng dụng tại chỗ mà họ chẳng trả công. Khi họ rời khỏi nơi này ít lâu sau
chiến thắng của Đồng minh, họ đã được thay chân bởi quân Quốc dân đảng