“a) Không để cho Việt Minh có được một căn cứ và một nút giao thông;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tảo thanh toàn tỉnh”.
Lúc đó quân đội Pháp đang còn phải thực hiện những nhiệm vụ cấp bách
hơn tại vùng châu .
thổ sông Hồng, nơi tình hình đang xấu đi nghiêm trọng, và một số lớn đơn
vị còn phải được giành cho việc bảo vệ Nà Sản và cho cuộc hành binh
“Lorraine”. Vì vậy Salan sẽ không bao giờ có thế tập hợp được lực lượng
cần thiết để tiến hành đến đầu đến đũa việc chiếm đóng lại Điện Biên Phủ.
Còn việc thâu tóm lại xứ Thái và loại trừ Việt Minh ra khỏi miền tây sông
Đà thì không thành vấn đề. Tuy vậy, tư tưởng biến Điện Biên Phủ thành
một căn cứ chiến lược ở vùng cao che chắn cho nước Lào đồng thời uy hiếp
hậu phương Việt Minh vẫn tíếp tục được nhắc đến. Chẳng bao lâu nữa
Salan sẽ trở về Pháp sau gần bốn năm ở Đông Dương. ông đã từng làm phó
cho tướng de Lattre de Tassigny rồi kế nhiệm ông ta làm tổng tư lệnh sau
khi ông ta chết vào tháng Giêng năm 1952.
Khi rời Đông Dương, ông đã gửi cho vị tơng trưởng phụ trách quan hệ với
các Quốc gia liên kết hai bản bị vong lục trong đó ông nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của Điện Biên Phủ.
Trong bản thứ nhất đề ngày 28 tháng Hai năm 1953, ông viết rằng có thể
bảo vệ miền núi từ những điểm tựa như Nà Sản, Lai Châu và “rồi đây có
thể là Điện Biên Phủ . Trong bản thứ hai đề ngày 25 tháng Năm năm 1953 -
lúc đó Navarre đã tới Đông Dương nhưng chỉ ba ngày sau mới nắm quyền
chỉ huy - ông ta nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái chiếm Điện Biên
Phủ, sử dụng nó như căn cứ xuất phát để đi ứng cứu cho các đơn vị bị bao
vây ở Nà Sản. Vậy không thể chối cãi được rằng Điện Biên Phủ có vai trò
quan trọng là một tư tưởng ăn sâu trong đầu óc các nhà quân sự Pháp.
Tướng Salan bị bắt bỏ tù chung thân vì vai trò của mình trong cuộc đảo
chính ngày 22 tháng Tư năm 1961, cho nên tôi không thể xác định được khi
trở về Pháp vào tháng Sáu năm 1953, Salan còn tiếp tục chủ trương một