tôi không biết làm thế nào để cho nó tiếp nhận được những dữ liệu mà tôi
đưa vào, và nó lạnh lùng diễn giải không biết xuất phát từ đâu…
Có thể tôi dễ giải thích cho mình hơn nếu tôi nghĩ đến cái bệnh nghề nghiệp
của những người phục vụ trong các ngành đặc tình thường hay suy nghĩ
một cách méo mó, bởi vì họ phải sữ xự với những con người cũng méo mó
không kém.
Còn nhà văn Jules Roy - mà lời đánh giá của ông đã dẫn tới chỗ phảl trao
đổi những lá thư công khai với vị cựu tổng tư lệnh - thì viết rằng Navarre
“là một con thú cả về thể chất và tinh thần…vừa thân mật vừa xa cách, vừa
dễ tính vừa lạnh lùng .
Tờ tuần báo Time đã giành cho ông ta một bài “xã luận” trong số 28 tháng
Chạp năm 1953, và dựng lên một chân dung về ông bằng cái giọng văn mà
họ thường dùng để ca ngợi một nhân vật nào đó:
ông ta có một vẻ gì đó của thế kỷ XVlll. Đó là một viên ngọc thạch của vua
Lous XV. Người ta có thể tường đâu như trông thấy ông ta mang măng-sét
và bộ tóc giả rắc phấn. Đó là viên tương có đòi hỏi cao nhất mà tôi iừng
biết… thông minh và tàn nhẫn. ông ta chỉ tin vào quân đội.
Thậm chí báo Time còn kiếm được một viên chức cao cấp giấu tên của
Washington đã vui lòng ban cho vị tướng lời chúc tụng của Hoa Kỳ:
Theo chúng tôi, Navarre là một con người can đảm, kiên quyết và giàu
tường tượng. ông ta biết nghề của mình và có cái quyết đoán hạng nhất về
quân sự, chính trị… ông ta đứng đầu một êkip mới mà chúng tôi cảm thấy
tuyệt vời.
Và tờ tạp chí kết luận bài báo đó như sau:
Trước đây một năm, không ai trong chúng ta tin vào chiến thắng. Giở đây,
ta đã trông thấy nó rõ ràng như ánh sáng ở cuối đường hầm.
Tuy nhiên, chính cuộc trả lời phỏng vấn, mà mười năm sau trận đánh
Navarre đã giành cho một ông bạn nhà báo, đã làm nổi bật lên hơn cả tính