ĐIỆN BIÊN PHỦ- MỘT GÓC ĐỊA NGỤC - Trang 42

cách của vị cựu tổng tư lệnh. Đáp lại lời ám chỉ của nhà báo nhắc đến
chuyện khẩu súng lục mà hình như sau trận đánh một nhóm sĩ quan đã gửi
cho ông trong một hộp sơn mài để nhắc ông nhớ lại cái truyền thơng nó quy
định rằng người tướng cầm quân không được phép sống sau một trận đại
bại, ông nói:

- Không đởi nào tôi lại làm như vậy. Gạt ra ngoài mọi khía cạnh khác, tự sát
là tôi đã xúy xóa cho tất cả mọi ngườ bằng cách thừa nhận mình có tội. Tôi
có một tinh thần trách nhiệm rất cao đối với Điện Biên Phủ. Tôi không hề
có cảm giác tội lỗi. Nếu còn sống, người bị đem ra làm bung xung có thể
cãi. Chết rồi thì không. Và như thế thì làm vui lòng các vị khác quá, vui
lòng tất cả các ông clính trị gia kia.

Chương 7

Trái với những lời đồn thổi, không phải tất cả sự nghiệp của Navarre đã
diễn ra trong những cơ quan tham mưu ở hậu phương. Là học sinh trường sĩ
quan hồi mười chín tuổi, ông đã chiến đấu trên mặt trận Pháp từ tháng Năm
năm 1917 đến cuối Đại chiến lần thứ nhất. Sau đó ông được điều sang
Syrie, ở đó ông đã chiến đấu hai năm chống lại người A-rập nổi dậy. Sau
một thời kỳ ở Đức trong đội ngũ lực lượng chiếm đóng Pháp rồi một khóa
học ở Trường Chiến tranh, từ năm 1930 đến năm 1934, ông đã tham gia
những chiến dịch bình định ở Maroc. ông bắt đầu phục vụ trong Phòng Nhì
vào năm 1937, và trong những năm 1938-1940, ông chỉ đạo tiểu ban nước
Đứe. Trong thời kỳ Đức chiếm đóng, ông tham gia cơ quan tình báo của
láng chiến. Tháng Mười Một năm 1944, trong chiến dịch Alsace, ông chỉ
huy trung đoàn trinh sát xe bọc thép, trung đoàn 5 spahis, mà ông đưa sang
Đức Sau một thời gian chỉ huy một vùng ở Algérie và giữ một cương vị
tham mưu ở Đức, ông được đưa lên đứng đầu sư đoàn thiết giáp 5 D.B.
đóng tại Đức Sau đó ông được đề bạt làm tham mưu trưởng của viên tổng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.