cho tấn công nghi binh vào hậu phương Việt Minh để làm chậm cuộc tập
trung quân của họ lên Điện Biên Phủ. Về sau này, Cogny, Navarre và những
người ủng hộ họ đã tranh cãi với nhau rất nhiều xung quanh việc tổng tư
lệnh từ chối không xét duyệt một cuộc tấn công nghi binh xuất phát từ châu
thổ sông Hồng đánh vào hậu phương địch. Cái tư tưởng dùng cách ấy để
làm giảm sức ép của địch lên Điện Biên Phủ sẽ còn thường xuyên ám ảnh
đầu óc các sĩ quan tham mưu của Cogny trong suốt thời gian diễn ra trận
đánh. Cho tới cuối tháng Tư năm 1954, hết kế hoạch nọ lại đến kế hoạch
kia được đưa ra.
Bộ tham mưu của Cogny phác ra ba giải pháp mà giải pháp nào cũng có ưu
điểm là đã từng được qua thử nghiệm, và thêm nữa, đại bộ phận những đơn
vị đã tham gia một cuộc hành binh rất có thể điều động được cho một cuộc
hành binh khác. Nội dung giải pháp thứ nhất là đánh vào tổng hành dinh
của chính phủ Việt Minh ở Thái Nguyên, nơi có những hang động đá vôi
được sử dụng làm nơi trú ẩn cho HỒ Chí Minh và nội các chiến tranh của
ông ta cũng như cho tướng Giáp và bộ tham mưu của ông. Một cuộc hành
binh được đặt tên là Léa”
với cùng một mục tiêu như vậy đã được quân Pháp thực hiện vào tháng
mười 1947. Giải pháp thứ hai là một cuộc đột kích bằng xe bọc. thép trên
quãng đường dài 150 kilômét - trong khi Thái Nguyên chỉ cách Hà Nội 80
kilômét - về hướng Yên Bái, một trung tâm hậu cần lớn của Việt Minh. Một
cuộc hành binh tương tự mang tên “Lorraine” đã được tiến hành từ ngày 28
tháng mười đến 26 tháng Mười Một năm 1952. Còn nội dung của giải pháp
thứ ba thì là một cuộc nhảy dù quy mô nhỏ xuống đường giao thông đi tới
Điện Biên Phủ, nhưng tương đối gần vớỉ chiến tuyến của Pháp tại vùng
châu thổ sông Hồng để chỉ vài ngày sau quân dù có thể được một đoàn quân
thiết giáp tới ứng cứu.
Cuộc hành binh này như thế là sẽ rất giống với cuộc hành binh “Hirondelle”
của Pháp tiến đánh Lạng Sơn vào tháng Bảy năm 1953.
Mười năm sau, tướng Cogny vẫn còn hậm hực vì sự từ chối của Navarre: