nghị phải bố trí một căn cứ vệ tinh tại một điểm khác trên vùng cao - tốt
nhất là Lai Châu - thì điều đó cũng hoàn toàn đễ hiểu. Nhưng lập luận của
Navarre cũng dễ hiểu chẳng kém: lúc này, trong khi ta thiếu những đơn vị
tinh nhuệ, đâu phải là lúc đem nất nhũng lực lượng cơ động còn lại phân tán
vào một cuộc hành binh phức tạp mới mà tác dụng đối với trận đánh diễn ra
cách đó 500 kilômét xem ra rất đáng ngờ. Vả lại, hình nhù Cogny cuối cùng
đã ngả theo quan điểm của thủ trưởng ông ta bởi vì ngay hôm sau cuộc
viếng thăm Điện Biên Phủ cùng thủ trưởng, ông đã phổ biến cái chỉ thị nổi
tiếng ngày 30 tháng Mười Một của Navarre.
Ngược lại, vị cựu tổng tư lệnh chưa bao giờ có một lời giải thích thỏa đáng
về những gì tiếp theo sau đó. Trong khi ông đi thăm Điện Biên Phủ cùng
với tướng Cogny, bộ tham mưu của ông ta ở Sài Gòn đã hoàn chỉnh một chỉ
thị về việc chỉ đạo trận đánh. Theo những sĩ quan thạo tin, văn kiện đó hình
như là tác phẩm của đại tá Berteil. Cogny đã nhận được bản chỉ thị đó ngày
3 tháng Chạp. Cuối cùng thì Navarre đã hạ quyết tâm chấp nhận trận đánh
trên miền núi. Sau đây là những đoạn chính của bản chỉ thị ấy:
Tôi hạ quyêt tâm châp nhận trận đánh Tây Bắc trong nhỡng điêù kiện chung
nhưsau.
1 ) Công cuộc bảo vệ Tây Bắc sẽ được tập trung vào căn cứ lục quân -
không quân Điện Biên Phủ, căn cứ này phải được giữ vững bằng bất cứ giá
nào.
2) Việc chiếm đóng Lai Châu sẽ được duy trì chừng nào các phương tiện ta
hiện có cho phép phòng thủ được nó không phải e ngại gì…
3) Liên lạc đường bộ của Điện Biên Phủ với Lai Châu (cho tới ngày quân ta
rút khỏi đó) và với Lào - Mường Khoa sẽ được duy trì càng lâu càng tốt…
/V V chiên trường Tây Bắc ởxa, Việt Mính tíêp tê khó khăn, nên có khả
năng trận đánh sẽ diễn ra theo kich bản sau đây.
- Giai đoạn vận động, mà đặc trưng là cuộc tiến quân của các đơn vị Việt
Minh và việc chuyển hàng tiếp tế của họ lên Tây Bắc, thởi gian có thề kéo