Là tác giả tương lai của một trận đánh mà tiền đề đã được vẽ ra ngày một rõ
hơn, trung tá Lalăng phàn nàn với Mari Phrăngxoa về sự mòn mỏi của các
sĩ quan:
“Về mặt quân sự, việc các cán bộ phải được thử thách trong lửa đạn là một
việc tốt nhưng mà phải lưu lại chiến trường hai có khi ba thời kì thì quá
nặng nề, về thể xác cũng như về tinh thần... Anh thấy những người thi hành
không nhìn thấy phương hướng cửa tương lai và chừng nào những mục đích
của cuộc chiến tranh cuối cùng càng rõ ràng thì cuộc chiến tranh càng khó
hiểu". (ngày 10-2).
Ngày 15-2, 6 đại đội của tiểu đoàn 8 xung kích và của tiểu đoàn 1 dù ngoại
quốc ra đi từ sáng sớm với nhiệm vụ đánh chiếm điểm cao 674. Thiếu tá Pê
gô của tiểu đoàn 3, bán lữ đoàn lê dương ngoại quốc thứ 13 để lại đại đội 10
của đại úy Nicôla trên Bêatơrít và được tăng cường một đại đội hành quân
của tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 lính Angiêri, do trung úy Pécđuy chỉ huy. Pê
gô đi cùng các đại đội Carie, Bơ đô và Plăngtơvanh. Tiểu đoàn dù ngoại
quốc đi đầu, tiểu đoàn 3, bán lữ đoàn 13 đi theo và tiểu đoàn 8 khép đuôi.
Turê nhận được lệnh để đại đội 2 của Pisơlanh cho tiểu đoàn 3, bán lữ đoàn
13 sử dụng, các đơn vị khác của tiểu đoàn 8 xung kích làm dự bị.
Trung úy Misen, ở tiểu đoàn 3, bán lữ đoàn 13, hiểu rằng ngày chiến đấu
hôm nay sẽ gay go vì ba hôm trước, cũng tại nơi này, anh đã chỉ huy hai
cuộc xung phong liên tiếp để cho trung đội đi đầu có thể thu nhặt người
chết và bị thương. Ngày 13, ngày sau trận đánh, anh viết thư cho Đơni:
"Đỉnh cao của trò đùa, anh bị một mảnh nhỏ lựu đạn ở phía dưới cổ như
một người giả điên làm rơi hai giọt máu... Mà anh hầu như chẳng cảm thấy
gì. Để nói với em rằng một lần nữa Mẹ đồng trinh lại phù hộ anh vì nếu
mảnh lựu đạn to hơn thì ...".
Êchiên Misen tin sắt đá vào sự phù hộ của Chúa, trong một bức thư đề ngày