Đoạn cuối viên sĩ quan Tơra không thiếu động lực tinh thần:
"Sau những tin tức như vậy, người ta tự hỏi có tin nào lại đến nữa không!
May thay tinh thần chúng con vẫn vững vàng và khí thế nhanh chóng trở
lại. Các tu sĩ cố gắng nghĩ đến cái chết trong phòng riêng của họ, chúng con
cũng có khi nghĩ đến điều đó nhưng mặc dù vậy, chúng con có một đức tin
tuyệt vời!"
Ngày 16-3, Gianhin nhận được mảnh giấy mới. Đó là thư cuối cùng: "Anh
không còn thì giờ viết thư. Anh sẽ cố gắng viết cho em trong ngày hôm nay.
Hôm qua anh chẳng nhận được gì của em cả. Hôn em" .
Từ sau những "nụ hôn” ngắn gọn đó là sự im lặng. Không còn chịu dựng
được nữa. Thư từ làm yên lòng các gia đình, nhưng khi hòm thư đã rỗng, sự
kinh hoàng đã ập đến. Khi Gianhin biết chồng mình đã bị thương, lúc đầu
cô nghĩ anh bị một viên đạn trong đùi là "còn may" vì cô còn có thể đến
thăm chồng. Nhưng Alanh đã được sơ tán bằng phương tiện gì? Đó là vấn
đề mà người chỉ huy cứ điểm Isaben phải đặt ra bởi vì trong thư ngày 15-3-
1954 gửi tướng Gămbiê, trung tá Lalăng thừa nhận rằng "mối quan tâm lớn
của ông vẫn là việc sơ tán người bị thương".
"Cơ hội sơ tán là hiếm và bấp bênh. Những khu vực nhảy dù được phân bổ
cho Isaben đã được nhận biết, tuy nhiên không thể cắm cọc tiêu được vì
như vậy sẽ gây sự chú ý cho con mắt quan sát của địch. Khi trực thăng bay
đến, có thể cắm cọc tiêu và chở người bị thương đó trong vòng nửa giờ".
Phía bên Lào bầu trời vẫn trống vắng cho đến ngày thứ ba, 23-3.