Brêttơvin cũng vậy, ám chỉ về một sự kết thúc bằng thương lượng và tỏ ý
vui mừng về việc đó: "Không có thay đổi nào cho chúng ta. Chúng ta bình
tĩnh và rất thoải mái chờ đợi. Người ta nói nhiều về cách giải quyết cuộc
chiến tranh này bằng ngoại giao. Đó là điều tốt" (ngày 7-3).
Tại An nơ Mari, Vécđaghê ngày 26-2 thổ lộ với Aclét "Lần đầu tiên người
ta nghiêm túc nói đến việc mở đàm phán và điều khích lệ hơn là người ta có
cảm giác rằng tất cả mọi người đã chán cuộc chiến tranh này, thấy nó không
còn ý nghĩa gì nữa. Theo ý tôi, ta có thể hy vọng vào hội nghị ở Giơnevơ
này".
Trung tá Gô sê nghĩ nhiều nhất là mặt quân sự:
“Sự yên tĩnh vẫn tiếp tục nhưng người ta nói tới một cuộc đụng độ sắp tới.
Tôi không nghĩ rằng sau khi đã chờ đợi lâu như thế, họ lại liều lĩnh tấn
công. Đúng là chắc chắn họ muốn làm cái gì đó có ấn tượng mạnh trước
Hội nghị Giơnevơ. Tôi nghĩ rằng nếu là ở đây thì họ không làm nổi". (ngày
5-3).
"Chúng tôi bắt đầu rét cóng đi trong cái lỗ trú ẩn!". ông thừa nhận bốn ngày
sau.
Ở Điện Biên Phủ, mà người ta cho rằng hình như lần đầu tiên tướng Giáp
quyết tâm làm một "trận đánh tổng lực", người ta tự hỏi liệu ông có tung ra
20 hoặc 30 ngàn người để tấn công tập đoàn cứ điểm bằng cách đánh từ tất
cả các mặt hoặc chỉ gặm nhấm dần các trung tâm đề kháng bằng cách một
chọi một? Caxtơri trả lời cho Chủ tịch ủy ban điều tra hỏi ông chờ đợi cuộc
tấn công đến từ hướng nào: "Từ đông bắc. Vào Bêatơrít, vào Gabrien và
vào Đôminíc. Vào Đôminíc thì tôi dễ dàng tiếp cận nhất”.
Cônhi không có một niềm tin như vậy và để giữ vững đường băng hạ cánh
càng lâu càng tốt, ba vị trí bố trí thành hình vòng cung ở phía bắc Điện Biên