gắng giữ thăng bằng trên sàn máy bay, mở áo gilê chống đạn và cổ va rơi
của bác sĩ để xem vết thương nặng nhẹ như thế nào. Đácđơ tính từng giây
và cất cánh nhưng súng phòng không đã dặt nó dưới làn đạn. Mỗi người
trên máy bay hiểu rằng chỉ cần một quả đạn thôi, một quả duy nhất, và thế
là một không khí căng thẳng cực độ bao trùm trong máy bay và bỗng nhiên
mọi người thấy số mệnh họ thật mong manh. Cuối cùng thì, Zulu Tăng gô
đã lấy được độ cao và bay ra ngoài tầm súng. Về Hà Nội, Đácđơ nhận thấy
ra đa định hướng VHF đã bị phá hủy, bánh lăn đuôi bị một mảnh đạn làm
gãy thân và cánh máy bay có mười chín lỗ thủng.
Các máy bay khác cũng bị trúng mảnh đạn trong lúc thả dù xuống tập đoàn
cứ điểm, nhất là máy bay Zulu Bravo của thiếu uý An be Clerê và Zulu In
đia của thiếu uý Giăccơ Huybe, phi công của máy bay này là trung sĩ
Lamáccơ. Với tinh thần kiên trì, trung uý Bitsuang quay về trên thung lũng
sông Nậm Rốm và yêu cầu Torri đỏ cho phép hạ cánh. Lời yêu cầu bị từ
chối vì địch không ngừng pháo kích. Trung uý Hê kê và phi công Cu đe trên
máy bay Yankê Bravô cũng đăng ký hạ cánh sau một cuộc thả dù nhưng
Torri đỏ không lay chuyển: rủi ro quá lớn. Ở mặt đất, thiếu tá Ghêranh tự
hỏi: “cấm đỗ ban ngày có phải hợp lý hơn không". Một máy bay không
nhận dạng được chẳng đã thành công trong việc đưa người bị thương đi
hôm 18-3 đó sao, vì danh sách của Sở y tế có ghi tên 14 người sơ tán trong
đó có trung uý Bécna Rúc của tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 bộ binh Angiêri.
Hơn nữa, ngày 18-3 một ngày cần ghi nhớ. Quả vậy, không còn vấn đề làm
vận tải đường không đưa người và hàng đến bằng hạ cánh nữa. Từ nay mọi
thứ đều phải thả dù và nếu phòng không hoạt động tích cực ban ngày thì sẽ
thả dù ban đêm. Đại tá Ni cô hiểu những khó khăn sẽ nảy sinh trong những
phi vụ này, trong báo cáo của ông, nhắc lại "những điều kiện kiệt sức cả vế
tinh thần lẫn thể xác" là các phi hành đoàn phải chịu đựng khi hoạt động,
ông lưu ý là vùng lòng chảo chỉ có thể đến từ một phía, đối diện với phía
bắc.