“Thương binh đã đợi ở đó khi chúng tôi đỗ xuống, Misen Lơxuyơ kể,
nhưng chúng tôi phải dỡ hết những thứ mang đến: cáng, các thùng vật tư và
máu tươi. Khi trung uý Ruýpphơray nhận được lệnh cất cánh thì những quả
đạn pháo đầu tiên đã nổ ở gần đường băng, chúng tôi ngừng việc dỡ hàng
và với sự giúp đỡ của người thợ máy, tôi đã đẩy lên được một số lượng tối
đa người bị thương. Mọi việc diễn ra nhanh chóng đến đáng sợ, máy bay đã
lăn bánh mà những người cuối cùng vẫn bám lấy, van xin và cố leo lên máy
bay bất chấp những thương tật của họ. Và chúng tôi phải đẩy họ ra để đóng
cửa! Những quang cảnh ghê rợn!” (Chú thích: Chúng tôi luôn luôn có
những người bị thương ngồi và những người nằm, Misen Lơxuyơ viết. Khi
sơ tán ban đêm, điều chủ yếu là được mang đi còn tư thế không quan trọng.
Ngày 17-3, con số 32 người sơ tán tuy vậy là con số kỷ lục" (Thư trao đổi
với tác giả).)
Trong buồng lái, hai sĩ quan, Ruýpphơray và Coócnuy cố gắng cho máy bay
đã quá tải cất cánh. Sau khi đã qua 4 ngày ở Torri đỏ, đại uý Coócnuy được
lệnh trở vế Hà Nội "trên một máy bay đầu tiên có thể đi được" và trong lúc
hai người "kéo cần", khoảng xa cách các làn đạn pháo đang tăng lên, thì
Misen, cổ khản giọng "đang cố xếp lại trật tự cho các thân thể đang nằm
trên sàn". "Sau khi đến thế giới nhỏ bé của em, cô nói tiếp, em nhận thấy có
đến 32 thương binh chứ không phải 24 "như quy định". Một sự quá tải
nghiêm trọng! Máy bay vất vả lắm mới lấy được độ cao và em nghĩ không
bao giờ được gặp lại bố mẹ em nữa".
Cùng với Moátxinắc, đại uý Sujinô bị thương vào cánh tay ở Gabrien, cũng
lên máy bay. Việc cất cánh diễn ra trong những điều kiện khó khăn, phần
lớn thương binh ở phía đuôi máy bay, máy bay đã chồm lên sau khi rời mặt
đất, đuôi thì bệt xuống mặt đất vì trọng tải không bình thường đó. Tuy
nhiên với sự giúp đỡ của Coócnuy, Ruýpphơray đã ổn định máy bay và từ
từ lấy độ cao. Cuối cùng, Zulu Zulu đã thoát khỏi nguy hiểm và bay về Hà
Nội.