Trong một bức thư cũng viết ngày 23, bác sĩ Pông có vẻ tin chắc là đã đến
được "thời điểm tất và chỗ tốt".
“Chiếc xe tải mang thư từ đã đè phải mìn lúc trở về. Người lái xe và người
đi theo đã thoát được, không bị thương. Việt Minh pháo kích liên tục. Sáng
nay, họ đã phá hủy một trực thăng. Họ tiếp tục bắn và người ta không thể sơ
tán người bị thương . . . Người ta phải nghĩ đến cách chấm dứt lò giết người
này. Mọi người đã chán ngấy rồi nhưng những năm 1914-1918 cha ông
chúng ta chắc chắn đã gặp những lúc khó khăn hơn”.
Đối với máy bay vận tải, ngoài sự cần thiết phải tiếp tế cho tập đoàn cứ
điểm dưới hỏa lực pháo còn thêm một đòi hỏi cấp bách: sơ tán người bị
thương về Hà Nội. Chiều ngày 16 tháng 3 chiếc máy bay Zulu - Zulu của
Phrôngsơ Công tê mang hiệu Chữ thập đỏ trên thân máy bay và ở bánh lái
dẫn hướng bay đến Điện Biên Phủ. Trung sĩ Cu đe là người lái, trung uý Hô
kê vừa là cơ trưởng vừa là dẫn đường. Công binh đã sửa sang lại đường
băng vì đạn pháo đã làm hỏng vài tấm lưới sắt và 10 phút trước khi đậu,
Torri đỏ yêu cầu Cu đe chờ đợi. Máy bay bay quanh thung lũng rất đông, vì
vậy mỗi máy bay phải chờ đến lượt mình. Bốn phút trước khi hạ cánh, Cu
đe đưa máy bay vào trục đường băng và Hê kê cho anh biết "người bị
thương đang trên đường đi tới". Không có gió và viên phi công chuẩn bị hạ
cánh thì bỗng những quả đạn đầu tiên nổ. Phản ứng nhạnh nhất, Cu đe dận
ga, chuyển sang tốc độ đầy đủ bằng đường bay là là và liệng trên Isaben
trước khi trình diễn một lần nữa. Anh muốn biết Việt Minh suy nghĩ gì về
Chữ thập đỏ của Zulu Zulu? Máy bay hơi lấy độ cao, một màn mù nhẹ lơ
lửng trên đường băng, máy bay hạ xuống, đi vào đường băng, bánh chạm
đất. . . '
Torri đỏ ra lệnh hoãn hạ cánh, người bị thương đã quay trở lại và Việt Minh
tiếp tục bắn. Cu đe đưa máy bay bay lên, càng thu vào, bay qua, mọi việc
tốt đẹp, nhưng thông báo cuối cùng của Torri đỏ đã gây nên một chút rùng
mình về việc đã qua: "Các anh đã bị cao xạ bắn ở vòng thứ hai". Phi hành