Lăng le tàn nhẫn đánh giá rằng ông này không có khả năng để làm việc theo
nhịp độ mà ông ta đòi hỏi ở các cấp dưới và thế là Đuycruýc (Chú thích:
Sinh năm 1909, Gaxtong Đuycruýc sang Đông Dương tháng 1-1954. Được
cử về GONO ngày 25-3. Mất trong thời gian bị bắt làm tù binh.) ngồi ghế
dự bị suốt cả chiến dịch.
Việc sử dụng trực thăng đã bị gián đoạn. Cùng ngày tại Isaben, chiếc
Sikorski của thượng sĩ Bácchiê đã bị phá hủy. "Cuộc thí nghiệm thật là tai
hại? Cônhi viết, do thiếu máy bay và thiếu những phi công điêu luyện".
Quá nửa đêm hôm đó, trong một động tác trượt làm cho mọi người bị hất
đầu lên, trung uý Ácbơlê lái chiếc đen ta Lim và cô hộ tống viên Eme Can
ven chuẩn bị để đưa hành khách lên máy bay thì đặc công Việt Minh nổ
súng; các lính lê dương bảo vệ bắn trả. Phi hành đoàn nghĩ đến máy bay và
nhiên liệu trong các thùng chứa, liền rời xa. Ácbơlê và người thợ máy bị
thương, được chở đến trạm giải phẫu và bác sĩ Ginđrây sơ cứu cho họ. Đầu
gối bị vỡ, thượng sĩ Phavrô buộc phải về Hà Nội trên một cái cáng. Còn
Ácbơlê, vết thương đã được băng bó nhưng liệu anh có lái được Đen ta Lim
không? Chiếc máy bay dừng lại ở phía bắc đường băng và để đưa nó lại gần
khu trung tâm, người ta cử một xe tăng của đại đội thiết giáp Herơgiap
Herơvuét kéo nó về bãi đậu gần chiếc Êpécviê để đại uý Payăng, sĩ quan
cuối cùng của không đoàn khu trục Xanh tông, kiểm tra theo lệnh của thiếu
tá Ghêranh. Một kết luận thận trọng: máy bay hình như không thể bay
được. Một nắp đậy động cơ đúng là có bị mảnh đạn chạm vào nhưng chỉ
khi nào khởi động thì mới biết những bộ phận chủ yếu nào đã bị trúng đạn.
Nếu Ácbơlê không thể lái được thì Ghêranh có một giải pháp: "ở đây chúng
ta chỉ có hai phi công có thể lái được, ông ta nói với Payăng. Anh có vợ và
đã làm cha, còn tôi độc thân, vậy anh nên bay đi?”
Ý định đó sẽ diễn ra vào ngày 24 trước khi sương mù buổi sáng tan. Eme
Can ven được phép nghỉ ngơi một lát trong hầm trú ẩn nhưng cô nói "em
không thể nhắm mắt vì căng thẳng quá.. Ban đêm, những gì nhìn thấy ở