Tình hình khá hơn Êlian 1. Cũng vào giờ này, buổi trưa, khoảng 500 mét
đất trống mở đầu đoạn đường đi đã bị chiếm, đại đội Pisơlanh dừng lại ăn
nhẹ, một mẩu bánh mì và nước bi đông. Thời gian dừng lại có dài quá
không? Đoạn đường còn lại là khó khăn nhất vì đỉnh đồi gồm hai cao điểm
liên tiếp và Việt Minh đã bắt đầu nã pháo vào quân dù.
“Cuộc chiến đấu tiếp tục dưới một cơn mưa đạn cối, Việt Minh giội cối vào
đại đội 2 theo chiều thẳng đứng, hạ sĩ Itxe trước đó đứng gần đại úy
Pisơlanh kể lại. Không thể tự bảo vệ, những hầm hào xung quanh đại đội đã
đầy Việt Minh và họ đang tránh chính làn đạn của họ. Khoảng 15 giờ, đại
úy đưa ra lệnh rút lui mà ông vừa nhận qua vô tuyến điện. Mọi người đang
nằm sấp, riêng anh đứng, điện thoại vô tuyến điện cầm tay cùng với Ca rê,
trung đội trưởng trung đội xung lực và Xusa, báo vụ viên, thì một quả đạn
bay đến, chạm đúng ngực anh, anh chết mà không nói được một lời. Tôi ở
cách đó vài mét, nhìn thấy hết và may thoát được không bị thương. Trung sĩ
nhất Ca rê bị giết, báo vụ viên nổ một mắt và Smít, y tá, bị thương ở cánh
tay, đã chết lúc trở về. Lúc đó mạnh ai nấy chạy, tán loạn. Bạn nghĩ xem,
chẳng còn chỉ huy nữa!”
Lời kể của Itxe có thể làm ta nghĩ rằng khi đại úy chết, đại đội sẽ nhanh
chóng rút lui. Cuộc "rút lui mau lẹ đó" được xác nhận bởi lệnh rút lui, mà
đại úy nhận được. Thế nhưng, ông ấy đã bị giết trước khi nhận được lệnh
rút lui và Giăccơ Pisơlanh, anh trai của ông, được biết việc dó ngày 8-10-
1954, khi ông ta gặp tại Pa ri thiếu tá Turê bị bắt vừa mới trở về. Thiếu tá
cung cấp cho ông nhiều thông tin quý giá và nhắn lại với ông rằng cuộc
hành quân là một thắng lợi từ căn cứ xuất phát đến chân đồi. Nhiều chướng
ngại vật của Việt Minh đã được dỡ bỏ và xác chết quẳng lại hai bên đường,
trong các bãi mìn và hàng rào kẽm gai. Rồi cuộc trèo lên Đôminíc 2 bắt
đầu, Pisơlanh giữ liên lạc bằng rađiô với Turê, bên cạnh Turê là đại úy
Lamuliát. Nhiệm vụ là đạt tới mỏm đồi và bám trụ ở đó "ít nhất là cho đến
đêm”. Đại đội Bayi theo sau, sẵn sàng phát triển chiến quả.