đi nếu không sẽ bị những tốn thất lớn. Vấn đề không phải là những giả
thuyết lờ mờ như là việc sử dụng bom nguyên tử, giả thuyết mà nhiều cơ
quan báo chí đã tung tin vào năm 1954 đến nỗi đại tướng không quân
Valanh thuộc ủy ban điều tra nêu câu hỏi với Caxtơri:
"Ông có nghe nói đến việc có thể sử dụng bom nguyên tử không?(Chú
thích: Bom nguyên tử ở Hirôsima không nổ ở mặt đất mà ở độ cao khoảng
600 mt. Những ngọn đối cao nhất ở Điện Biên Phủ là 505 mét (Đôminíc 2),
490m (Đôminíc l), 468m (Êlian l) và 464m (Êlian 2).)
- Không, hoàn toàn không”.
Có thể giả thuyết rằng Caxtơri, người liên quan đầu tiên, đã được thông báo
về một kế hoạch như thế. Ngược lại, các lực lượng không quân của Mỹ ở
khu vực Thái Bình Dương khá lớn để can thiệp vào ngoại vi rộng của Điện
Biên Phủ và kế hoạch về những cuộc oanh kích ồ ạt được lan truyền đầu
tháng tư khi kế hoạch "Chim Kền Kền" được nghiên cứu.
“Ngày 14-4 tôi thấy tướng Páctơrít thuộc lực lượng không quân Mỹ ở Viễn
đông đến Sài Gòn, Mông Đờ giăng kể, ông thổ lộ với tôi ông đến để nghiên
cứu về phương diện thuần túy kỹ thuật những cơ may giành thắng lợi trong
một chiến dịch ném bom vào đội hình chiến đấu của địch ở Điện Biên Phủ
bằng máy bay B29 đến từ Philippin, hoạt động đêm ở độ cao lớn. Vị tướng
này ở Bắc Bộ hai ngày và lúc trở về ông nói với tôi nếu những kết luận
trong bản báo cáo của ông được chấp nhận thì ông sẽ cử một trong các cấp
phó của ông đến nghiên cứu chi tiết hơn kế hoạch dự tính. Vì thế ngày 22-4
tôi đã tiếp tướng Canđêra..”.
Theo Đờ giăng, Canđêra đang bận tâm về việc "sử dụng thiết bị ra đa khi
ném bom, để đạt độ chính xác cao ngay cả từ độ cao lớn". Như Páctơrít,
ông muốn đi Hà Nội để nói về việc đó với tướng Đờ sô, ông này nhắc lại
"chiến dịch Chim Kền Kền" trước ủy ban điều tra: