"Tôi có cuộc thăm của tướng Canđêra, chỉ huy một không đoàn máy bay
B29. ông có 104 máy bay sẵn sàng cho ngày hôm sau. Ông ta yêu cầu tôi
ngay lập tức đặt lên các mỏm núi cách Điện Biên Phủ 100 hoặc 200km
những trạm ra đa dẫn đường".
Canđêra rất đỗi ngạc nhiên khi Đờ sô thổ lộ rằng ông ta không có ra đa dẫn
đường. Hơn nữa, không có đỉnh núi nào do Pháp kiểm soát có thể đề nghị
với Canđêra. Thế nhưng, các cuộc oanh kích dữ dội của B29 không thể thực
hiện được nếu không có ra đa dẫn đường từ mặt đất. Vị tướng Mỹ lưu ý Đờ
sô đến một khó khăn khác: từ thời gian mà người Pháp gọi Manila để yêu
cầu B29 can thiệp đến lúc thả bom xuống mục tiêu tối thiểu mất bảy giờ.
Đờ sô nhìn thấy sự mỏng manh của kế hoạch: "Trong bảy giờ điều kiện khí
tượng sẽ thay đổi và người ta không thể chỉ định một mục tiêu rất có thể sẽ
không còn giá trị sau bảy tiếng đồng hồ bởi các khẩu pháo của Việt Minh
thừa sức chịu đựng những quả bom 500pao (pao = nửa kg), và thậm chí
1000pao. Chúng thường thay đổi trận địa, có thể không phải cứ bảy giờ mà
thường xuyên...".
Máy bay B29 chỉ mang những quả bom 500 pao chỉ phát huy tác dụng trên
một diện tích tương đối hạn chế, như vậy có nghĩa là việc ném bom rải
thảm phải lặp đi lặp lại để gây nhiều thiệt hại cho địch. Sự hạn chế đó
không phải là một trở ngại bởi vì người Mỹ sẵn sàng oanh kích theo yêu
cầu. Nhưng một vấn đề tế nhị hơn cần xem xét sâu là sẽ xảy ra vấn đề gì
nếu một máy bay B29 gặp khó khăn, rơi xuống Bắc Việt hoặc thậm chí ở
Trung Quốc, chứng minh sự dính líu trực tiếp của Mỹ vào chiến tranh? Và
nếu nhiều B29 buộc phải hạ cánh trên một trong ba sân bay của không đoàn
chiến thuật Bắc, các căn cứ không quân ít ỏi ở Đông Dương, thường đã bão
hòa, người ta có thể hỗ trợ kỹ thuật gì cho chúng?
Triển vọng về một cuộc chiến tranh mới theo kiểu Triều Tiên, lại một lần