trong bùn lầy đến cửa hầm trú ẩn, ở đây - họ bám lấy ý nghĩ phi lý này - họ
sẽ tránh được sự sát thương của làn đạn địch. Chúng ta hãy đọc những dòng
sau đây của đại úy của bác sĩ Hanz:
“Đó là một đoàn dài những cáng thương hoặc những người cưỡi trên lưng
của các đồng đội khỏe mạnh, tất cả những người bị thương đang bị xóc và
rên rỉ này trong một cuộc chạy tới trạm giải phẫu đi qua những hố đạn bùn
lầy, những quả đạn nổ và những hào chữ chi nửa sụt lở. . . những người chết
có thể tìm tới, được vùi bằng vài xẻng đất... người ta lao vào cửa trạm giải
phẫu trong khi pháo binh địch đã khai hỏa dữ dội; một buổi sáng, một quả
đạn phá hủy tổ máy phát điện, việc phân loại người bị thương đã diễn ra
trong bóng tối gần như hoàn toàn. Việc nổi dậy của nhóm thông tin đã phô
bày một cảnh tượng kỳ lạ: khoảng bốn chục người bị thương nửa trần
truồng nằm trên cáng đặt dưới đất trong bùn lầy, khoảng hai mươi người
khác bị thương nhẹ hơn còn chen chúc ở cửa vào; họ ngồi xổm dọc các
vách hào và chờ đợi. . .”
Bị thương ngày 5-4 trong cuộc phản kích vào Huy ghét 6 ở sân bay, trung
úy Đờphơlin thuộc tiểu đoàn 8 xung kích tự cho là được ưu đãi. Vết thương
gãy xương đùi của anh làm bác sĩ Ginđrây lo ngại, ông đã phải cho theo dõi
tình trạng sức khỏe của anh.
“Tôi được đặt lên một cái giường dùng làm "phòng đợi" cho các bác sĩ giải
phẫu, Đơphơlin nhớ lại. Trước mắt tôi là trung úy Rôlanh thuộc tiểu đoàn 1
dù ngoại quốc. Chúng tôi nói chuyện với nhau làm cho việc chờ đợi dễ chịu
hơn. Grauuyn đưa cho tôi cái đệm hơi của ông và trên đầu giường tôi là cái
thùng đựng đồ đạc cá nhân của tôi và các quyển sách. Chúng tôi chỉ cách
"phòng ăn" các thầy thuốc hai bước và lươn có người qua lại. Ngày thật là
dài nhưng chúng tôi hiểu ngày còn dài hơn đối với những người bị thương
không còn được hưởng điều kiện ăn ở tốt như chúng tôi”.
Khi đã được mổ rồi, đã được băng bó hoặc bó bột, một số sĩ quan muốn