bị.
Píccatô không gặp may. Đờlaphông không gặp may. Ông này, độc thân hoặc
có vợ, vẫn là một chiến binh, còn Píccatô, sau nhiệm kỳ đầu, không nhìn
quân đội bằng con mắt xưa nữa; ông muốn ưu tiên cho vợ, con, còn binh
nghiệp thì cũng là chiến tranh, không phải là sở điện lực Pháp cũng không
phải là Công ty vận tải Pari tự quản. Tuy nhiên, khi Liêdenphen muốn cử
người thay Birê, ông đã không ngần ngại. (Chú thích: Sinh năm 1919, vợ là
Mađơlen, có hai con. Lêôngxơ Píccatô phục vụ ở miền Nam Việt Nam từ
1949 đến 1951 trong một đội biệt kích. Bị thương, về nước, được cử vào
trường hành chính quân sự. Được chỉ định sang Đông Dương nhiệm kỳ 2,
đáp tàu ngày 24-1-1954. Đại uý, về tiểu đoàn 2 dù ngoại quốc ngày 10-2-
1954 và nhảy xuống Điện Biên Phủ.)
Từ Si di Ben Abe mà ông đến vào tháng 1-1954, Píccatô không ngừng viết
cho vợ những bức thư đầy hứa hẹn và những lời âu yếm. Ông cố làm yên
lòng vợ, nói cả ngày về, thậm chí giải thích cho bà là ông vẫn thuộc bộ
phận giữ đồn của quân lê dương, rằng "đi nhanh thì lại về nhanh”. Píccatô
hoàn toàn trái ngược với trung uý Béctơrăng của tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc,
người đi làm một cuộc chiến tranh tươi mới, vui vẻ và viết về cuộc chiến
tranh đó gửi cho bố mẹ đang khiếp đảm, rụng rời. Píccatô bị chỉ định, ông
tuân lệnh nhưng ý nghĩ một lần nữa lại lội bì bõm trong ruộng lúa đối với
ông hình như lệch lạc quá; làm sao ra đi với tâm trạng nhẹ nhõm được khi
vợ đang ở giai đoạn trầm uất? Bức thư của anh đã chứng tỏ anh chỉ muốn
sống trong hòa bình với những người thân và không muốn nghe nói về
chiến tranh nữa. Việc anh được chỉ định đi học trường Hành chính quân sự
đã đưa anh về thế giới chiến tranh và anh đã mất phương hướng khi trở lại
đây. Ngày 7-1, sau khi mô tả cho vợ nghe ngày lễ của các vua mà lính lê
dương được xem (“anh thấy cái đầu mà các vị trường Hành chính quân sự
đã làm trước một sự cuồng loạn như vậy!"). Píccatô báo tin cho vợ biết là
anh sẽ làm "một cuộc vận động tới Xêtíp".