Khác nhau biết bao với không khí mà Ăngđrê Béctơrăng mô tả với bố mẹ
anh trong thư viết ngày 24-3-1953, một năm trước khi anh chết:
“Con rời Xêtíp ngà.y 16-3. Xuất phát rầm rộ với toàn bộ đội nhạc binh của
tiểu đoàn. Chúng con đã diễu qua thành phố trong tiếng nhạc của khúc quân
hành lê dương. Con nổi da gà nhưng vui sướng được ra trận với quân lê
dương. Tất cả các sĩ quan của tiểu đoàn 3 dù ngoại quốc đã đến nhà ga, tất
cả các hạ sĩ quan và nhiều lính lê dương cùng với, dĩ nhiên, các bà xã của
những người đi và những người ở lại. Đoàn tàu khởi hành, từ từ lăn bánh,
mọi người đứng nghiêm, quân nhạc chơi bài Lơ Buđanh”.
Mọi cái đều phân cách hai người: Béctơrăng, chưa vợ, "sung sướng được đi
ra trận", còn Píccatô muốn ở lại với người thân và trở lại trường Hành chính
quân sự. Ông mô tả cuộc lên đường của tàu Paxtơ, một "trại lính nổi",
những nghi lễ tiễn chào, của một đội lê dương, đội quân nhạc trên bến tàu,
những mũ kê-pi màu trắng... Dù sao ông cũng bị xúc động: "Tôi nghĩ rằng
trong đội lê dương, tôi sẽ có những hài lòng về nghề nghiệp có thể giúp tôi
chịu đựng sự xa cách đỡ vất vả hơn ".
Cứ mỗi chặng dừng, ông lại gửi một thư cho Mađơlen. Trong thư ngày 26-
1, trước khi đến Port Said, không phải ít tự hào ông thông báo cho vợ biết là
ông đã có cái lon thứ ba: "Anh nhận được một công điện từ Ben Abe thông
báo cho biết là anh đã được thăng cấp đại uý kể từ ngày 1 tháng giêng. Em
yêu dấu, các thư sau em sẽ đề gửi đại uý Píccatô, chồng em!”.
Vừa lên bờ, ông đã được tuyển dụng về tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc, nhưng vì
có "sự sắp xếp lại quân số", ông chuyển về tiểu đoàn 2 dù ngoại quốc.
Trong thư từ của ông, ông thường tỏ ý muốn chấm dứt chiến tranh và trở về
với người thân ở Mác xây. óng có linh cảm gì không? ở mỗi dòng thư,
người ta thấy ý muốn làm yên lòng, không để một sự lo lắng nào, dù là nhỏ
nhất, được tồn tại.