thông”. (Chú thích: Sau khi đi 600km, Rô be Perê đến trại số 1, chân phải bị
áp xe đến đầu gối. "Tôi được nạo những áp xe này mà không được gây tê
tại chỗ, anh viết, và chưa bao giờ trong đời mình tôi lại gào to đến thế”
(Thư trao đổi với tác giả).)
Một cán bộ có cấp bậc cầm lấy ví của Perê và liếc qua giấy tờ của anh,
người đó nói - bằng tiếng Pháp - lưu ý đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 6
dù thuộc địa rằng: "Anh không còn là sĩ quan nữa mà là tù binh của Quân
đội nhân dân của nước Việt Nam dân chủ và anh phải bỏ cái thái độ ngạo
nghễ của anh đi trước khi bị xét xử về những tội ác của anh”.
Trên đường dẫn anh đến biên giới Trung Quốc, tới 10 lần người ta khuyên
anh "hãy bỏ thái độ ngạo nghễ". Perê không kêu ca gì nữa về những đau
đớn của anh, anh giữ thái độ lạnh nhạt thờ ơ. Anh ở trong một thế giới mà
chẳng ai động lòng thương ai.
"Chúng tôi luôn luôn đi trong một đường hào để ra khỏi vùng lòng chảo và
đến một khu vực có rừng. Thật là một công việc lớn lao, một sự ngụy trang
hoàn hảo. Đi xa nữa, tôi được tách ra để đi vệ sinh và được dẫn đến một
ngôi nhà tranh, chân đi đất và không có gì trong bụng. Điều làm tôi ngạc
nhiên là sự yên tĩnh, tiếng chim hót. Trận đánh đã ở xa rồi và mặc dầu bụng
đói cồn cào, tôi đã ngủ như một đứa trẻ con”.
Cuộc phản kích của đại đội 5 của trung úy Đờ La Malen đã thất bại, trung
úy Đốtxi tập hợp quân số còn lại của hai trung đội và theo lệnh của Sênen,
làm thành một cái chốt để cắt đường tiến đến Êlian 12. La Malen bị thương
vì mảnh lựu đạn trong quá trình của hoạt động tác chiến này, anh đau đớn vì
những chỗ gãy xương hở, gân ở cánh tay bị cắt đứt. Lính Thái đơn vị anh
đưa anh đến trạm cấp cứu của bác sĩ Barô, bác sĩ đã mổ cho anh ngày 2-5
"trong một cái hố không có mái che". Trung úy Ghêranh, trung sĩ nhất
Guýtzuynle và vài người lính Angiêri đã thoát ra được, thậm chí trung sĩ
Phontati còn mang theo được cái tay nắm cò súng 12,7 li của anh ta. Trung