Đằng sau những yêu cầu về các phương tiện bổ sung mà Caxtơri nêu lên, có
bóng dáng của Lăng le "nhà tiêu thụ" hàng đầu của tập đoàn cứ điểm, nhờ
sự trung gian của GONO, từ cuối tháng 4, đã không ngừng đòi giữ một tiểu
đoàn dù mới. Ở Hà Nội ai đó đã có ý kiến rằng Lăng le tiêu thụ quá nhiều.
Từ ngày 13-3, người ta đã thả dù cho ông. Tiểu đoàn bảo an của Bôtenla,
tiểu đoàn 6 dù thuộc địa của Biga, tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù của
Brêsinhắc và cuối cùng, tiểu đoàn 2 dù ngoại quốc của Liêdenphen. Lăng le
luôn luôn chưa thỏa mãn
"Người ta từ chối các ông về tiểu đoàn mới?", ông Chủ tịch ủy ban điều tra
lo lắng.
Lăng le hiểu rằng đại tá Sôvanhắc không thể tự mình chủ động gửi một tiểu
đoàn dù khác. Ông phải được Nava bật đèn xanh. Lăng le thừa nhận đã gây
sức ép mạnh mẽ với Sôvanhắc nhưng ông "không tự động đề xướng mà
không báo cho tướng Đờ Caxtơri biết, Đờ Caxtơri đã đồng ý về vấn đề tăng
viện bằng đường không". Rồi ông dốc túi:
“Điều mà tôi trách đại tá Sôvanhắc, nhất là đã ngăn cản việc gửi các tiếp
viện không thả bằng dù. Có một trận đánh đang diễn ra, người ta muốn nó
được lâu dài. . . Muốn nó kéo dài phải gửi người đến bởi vì người ta tiêu thụ
khoảng 100 người mỗi ngày. Vậy thì phải nhận nhiều. Một trăm người mỗi
ngày. Để gửi họ, chỉ có việc kêu gọi những người tình nguyện, đeo vào lưng
họ một cái dù và đẩy họ ra qua cửa máy bay ... Người tình nguyện, có hàng
ngàn, mọi người đều biết, bộ tư lệnh các đơn vị đổ bộ đường không muốn
cấp bằng cho những người đó. Đó là điều phi lý. Đòi phải có bằng là đế loại
bớt một phần, là làm gãy chân một phần những người khác và để gửi các
tăng viện đầu tiên cho tôi vào tháng 5 mà tôi lại cần ngay bây giờ. Cần có
một quyết định của tướng Nava để sau đó ít ra là mười ngày tranh cãi không
dứt, đạt được việc cho phép các người tình nguyện nhảy dù xuống”.