mà người thân gọi là Gianíc - cố gắng cứng rắn lên để khỏi phải nghĩ đến
bố mẹ, ở lại cùng Xanh Amănglêzô nơi ông bố làm nghề buôn bán ngũ cốc;
nếu chỉ trong một giây thôi, nghĩ rằng có thể mình sẽ không bao giờ được
gặp lại sáu anh chị em của mình thì anh có nguy cơ xỉu xuống, và cảm thấy
tinh thần của mình sẽ bị tháo tơi ra như một chiếc dây cũ kỹ. Vậy thì "nụ
hôn thắm thiết” và người ta phải trở lại để quàng dây dù vào người.
Một trong những người cuối cùng nhảy xuống là một sĩ quan dự bị phục vụ
trong ngạch thường trực. Thiếu úy Gibô, cũng thế, không muốn làm bố mẹ
anh ở Lơ Havơrơ lo lắng, nơi ấy anh và cô em 15 tuổi đã sinh ra. Anh viết
cho người bạn gái là Mácxen Ôbanh. Viết trên giấy mang tiêu đề và phù
hiệu của tiểu đoàn 1 dù thuộc địa, thư đề ngày 5-5, lúc 19 giờ 30.
“Lần này tớ được sử dụng về việc đánh nhau, Gibô hớn hở viết. Tớ lên máy
bay cho một cuộc phiêu lưu lớn và máy bay sẽ cất cánh sau 4 giờ nữa. Với
1 giờ rưỡi bay, cậu thấy gần đến giờ mà tớ sẽ ra cửa máy bay nghe tiếng hô
"nhảy", tất nhiên nếu pháo phòng không cho phép. Tiểu đoàn đã bắt đầu
nhảy từ hai ngày trước( (đúng hơn là hai đêm). Khu vực nhảy nhỏ bé, bởi
vậy bọn mình nhảy thành từng tốp 8 người. và Việt Minh cách mỗi đầu khu
vực nhảy có vài trăm mét. Trận đánh sẽ kết thúc như thế nào? Không phải
là người bi quan, tớ chẳng thấy gì là tốt lành và không một ai trong binh sĩ
tự dối mình. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử người ta chở quân tiếp viện
bằng đường không trong những điều kiện như thế. Đây sẽ là lá thư cuối
cùng của tớ, tớ không có can đảm viết thư cho bố mẹ. Tớ chẳng để lại cái gì
ở đằng sau tớ, không thư từ, chẳng nhật ký, như cậu đã nói ngày nào đó,
đây là một thủ thuật để thoát khỏi sự phức tạp. Cậu biết cậu phải làm gì nếu
tớ không thể viết nữa”.
Gibô yêu cầu Ôbanh chào hộ vài người bạn và thêm đoạn tái bút: "Chén
rượu cô nhắc cuối cùng này ngon thật!".
Sĩ quan bất bình nhất của tiểu đoàn hẳn là đại úy Tơrêhiu. Khi ông biết rằng