Những người đầu tiên không có bằng nhảy dù đã xuống mặt đất trong đêm
16 rạng ngày 17-4 và cho đến ngày 4-5, 680 người tình nguyện sẽ nhảy dù.
Những vụ từ chối nhảy có lẽ đã được ghi nhận, nhưng làm sao khác được?
Giữa sự hăng hái ghi tên vào danh sách "để sát cánh cùng các bạn" và cái
thực tế của cửa máy bay đang mở ra trên một thế giới hỗn loạn, đen tối và
ồn ào, lấm chấm những vụ nổ và đạn vạch đường, có một sự khác biệt căn
bản: ở bên này người ta còn cười còn ở bên kia là cái chết đã đoán trước.
Ngày 1-5, Nava đồng ý gửi tiểu đoàn 1 dù thuộc địa của đại úy Badanh đờ
Bơzông. Tham chiến ở Lào từ đầu năm cùng với tiểu đoàn 6 của Biga và
tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù của Brêsinhắc, tiểu đoàn 1 dù thuộc địa đã có
những trận đánh ác liệt. Đại úy Maranh của đại đội 1 và trung úy Uêbe đã bị
chết. nhưng Việt Minh buộc phải rút và Badanh đã kết hợp với một cuộc
hành quân không vận vào Mường Sài. Rồi lính dù của ông đã canh gác sân
bay Cát Bi trước khi đến Gia Lâm chờ nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.
Trung úy Phốtxuynê đã kế nhiệm đại úy Mác tanh và đại úy Pugiê, cựu sĩ
quan hầu cận của Na va, tạm thời chỉ huy đại đội 4 của đại úy Tơrêhiu bị vỡ
mắt cá ở Mường Sài. Cuộc nhảy dù kéo dài nhiều đêm, ba, có thể là bốn. Vì
hỏa lực phòng không dày đặc và tình trạng chật hẹp của khu vực nhảy,
không còn thể thả một tiểu đoàn trong một đêm. Ở đại đội 4, trung úy
Đuypirơ ngày 4-5 viết thư cho bố mà anh gọi âu yếm là "pater". Đợt đầu
tiên đã nhảy hôm qua.
“Con vẫn luôn luôn ở Hà Nội đợi ngày lên đường đi Điện Biên Phủ. Hai đại
đội đã nhảy và tối nay đến 1ượt chúng con, tinh thần rất tốt. Con viết thư
cho bố vì con không muốn mẹ phải lo lắng. Lên trên đó không thể viết nữa
nhưng tiểu đoàn sẽ gửi điện để thông báo tin tức gần như là hai ngày một
lần. Ngược lại thư từ có thể đến với chúng con. Vậy bố đừng quên viết thư
cho con nhé”.
Đuypia kết thúc thư bằng: "nụ hôn thắm thiết” để che giấu sự xúc động mà
anh chẳng có thì giờ cũng chẳng có ý chí để thể hiện. Giăng Mari Đuypia -