của người Bêácnơ. Vì anh ở bán lữ đoàn 13 lê dương ngoại quốc, anh đội
một mũ bê rê bằng ka ki thảm hại, theo kiểu Bêácnơ, có một cái mỏm ở
phía trước. Anh ấy nhỏ hơn anh, khô như cái que".
Trước khi rời vị trí, binh sĩ chôn cất vị đại úy của họ trong một tấm vải bạt
lều cùng với một cái chai đựng những thông tin về lý lịch. Dẫu xảy ra thảm
kịch, Cutăng và phó của ông là đại úy Gioócgiơ, hình như không vội vã trở
về Giuynông. Giải thích cho Pugiê biết anh có thể qua một đêm nữa ở sở
chỉ huy của Êlian 2, Cutăng ra lênh cho Gioócgiơ đem quân về.
Thực ra, Cutăng giấu một bí mật mà ông cho rằng nói với Pugiê chẳng có
ích gì. Bốn mươi ba tuổi, quê quán ở Đơ Xevơrơ, ông đã cầm đầu cơ quan
an ninh quân sự của binh đoàn lê dương năm 1953 và khái niệm bí mật ở
còn người ông là một bản chất thứ hai. Và bí mật của ông có thể là chuyện
chết người: cũng như người Đức năm 1916, Việt Minh đã đào một đường
hầm dưới quả đồi.
“Từ vài ngày nay, Jioócgiơ viết, chúng tôi nghe những tiếng đào dưới đất và
chúng tôi đã yêu cầu các binh sĩ lê dương tạm ngừng dùng xẻng vào việc
củng cố hầm trú ẩn bị pháo Việt Minh làm hư hỏng để khỏi lẫn lộn giữa
tiếng cuốc của Việt Minh và của chúng ta. Nói chung, những tiếng động đó
lẫn vào tiếng nổ của đạn pháo, vì thế không dễ mà phân biệt. Tôi nghĩ rằng
Việt Minh đã đào xong từ 24 đến 28 giờ khi cuộc thay quân diễn ra”.
Pugiê xác nhận là Việt Minh đã im lặng - trong đường hầm ngầm - từ hai
ngày nay; ông nói thêm rằng Cutăng không nói gì với ông. Vả lại, quân dù
làm được gì nếu biết Việt Minh đặt chất nổ dưới chân họ? "Chẳng làm được
gì trừ việc rút vị trí mà điều này thì loại trừ”.
Giữ im lặng, Cutăng tránh cho quân dù khỏi toát mồ hôi lạnh và nêu một
bài học đẹp về tinh thần gan dạ cho binh sĩ của mình với quyết định chỉ đến
ngày mai mới trở về Giuynông sau khi qua đêm cuối cùng ở Êlian 2. Người
ta hiểu rằng lính lê dương không chậm lại khi thay phiên. Gặp họ trên