hiệu chỉnh. Phần lớn đạn rơi vào rào kẽm gai. Tuy vậy các pháo kích này
khó chịu đựng vì, ở trong hầm trú ẩn, chúng tôi có cảm giác là mỗi quả đạn
đều nhằm vào chúng tôi và khi tiếng rít của đạn bay qua đã giảm đi, quả tên
lửa tiếp theo ở trong chùm đạn đạt cường độ tối đa, làm cho chúng tôi nghĩ
rằng kiểu bắn tồi tệ này không bao giờ ngừng".
Sự tham gia của những vũ khí mới vào chiến dịch quá ngắn ngủi, không
đáng bị trừng trị bởi một cuộc oanh kích mạnh mẽ. Còn pháo binh của trung
tá Vayăng thì từ lâu đã từ bỏ phản pháo. Tuy nhiên, đối với chiến binh nào
có thời gian quan sát bầu trời, cảm giác bao trùm là hoạt động của không
quân đã mạnh mẽ hơn. Nhìn vào đâu cũng luôn luôn thấy một máy bay khi
thì bổ nhào tấn công, khi thì thả dù hoặc thả bom. Thực ra, số lượng máy
bay không thay đổi nhiều, nhưng phạm vi hoạt động đã giảm đi. Một điểm
xa trung tâm còn tồn tại là các Êlian. Từ sáng sớm đến hoàng hôn, màn ba
lê trên không diễn ra liên tục, nhưng trong các hầm hào, lính bộ binh bị điếc
tai vì những tiếng đạn rơi, không chú ý đến việc đó. Vả lại, ý kiến của họ về
việc chi viện của không quân, đã được khẳng định: các ông không quân đã
mặc họ chết. Và không phải chỉ có binh lính nghĩ như vậy; đã nhiều lần cán
bộ của họ có tiếng dội về sự "vô trách nhiệm hoàn toàn” của không quân.
Đó là điều bất công. Riêng các phi công thuộc không quân của Hải quân,
tuy nhiên họ không phải là đơn vị đông nhất, đã không bị chỉ trích. Hai phi
đoàn tham gia từ đầu chiến dịch, phi đoàn 11f và 8F, đến từ các hàng không
mẫu hạm Aromăngsơ và Boa Belô, thả neo ở vịnh Hạ Long. Những phi
đoàn này đã được rút đi, nhường chỗ cho phi đoàn 14F gồm 25 chiếc
Coócxe (Cướp biển) đến đóng ở sân bay Bạch Mai ngày 15-4. Các phi công
trong lực lượng không quân của hải quân là những đứa con cưng của các
chiến binh. Từ mặt đất, các chiến binh phấn khởi theo dõi các cuộc tấn công
của các máy bay Henđivơ và Hencát mà tổn thất cũng tỉ lệ thuận với tinh
thần táo bạo của họ (Chú thích: Ở phi đoàn 3F, trung úy Ăngđriơ bị cao xạ
bắn rơi ngày 31-3, trung úy Lô giê nhảy khỏi máy bay bị cháy ngày 9-4,
nhưng dù không mở. Phi đoàn 11F mất trung úy Rôbanh ngày 5-12-1953,
rồi trung úy Đờ Măngđrơvin đụng phải một lèn đá ở Vịnh Hạ Long khi làm