sáu chiếc Packét đã trút hàng xuống cách đến 2 kilômét về phía đông bắc
của vị trí". Ở Điện Biên Phủ, tổng số mất mát ghi được trong các cuộc thả
dù ở độ cao lớn là khoảng 30 phần trăm. 3500 phát đạn 105 và 1500 phát
đạn cối 120 đã rơi vào tay Việt Minh. Đạn dược mà những người dân phu
không phải mang đến theo những đường mòn từ biên giới Trung Hoa.
Cho đến lúc này các máy bay C119 Packét được miễn trừ và nếu nhiều
chiếc trong số này đã trở về với những vết va chạm của mảnh đạn thì nói
chung tất cả các máy bay này đều đã về được căn cứ. Một sĩ quan trẻ được
bổ dụng làm chỉ huy thả dù trên máy bay Packét phổ biến kinh nghiệm
xương máu của anh là một thống kê bao giờ cũng có thể biến đổi. Là học
viên Xanh Xia tốt nghiệp khóa Thống chế Đờ Lattơrơ, thiếu úy Áclô đến
Đông Dương ngày 25-4 và được bổ dụng về đại đội 6 tiếp tế hàng không
đóng ở Tân Sơn Nhất, phi cảng Sài Gòn. Ngày 3-5, anh được phái đến Cát
Bi và hai ngày sau anh làm quen với các phi hành đoàn Mỹ "hổ bay" của
Sennô và với họ, anh không phải chờ đến 24 giờ để nhận nhiệm vụ đầu tiên.
Ngày 6-5, tên anh được ghi lên bảng cho một phi vụ trên Điện Biên Phủ.
Giêm Mắc Gavơn, 32 tuổi, và người phó là Uơlít Bắpphớt, 29 tuổi, lái máy
bay, còn ba người thả dù thì dưới chỉ huy của Áclô: hạ sĩ nhất Batay, hạ sĩ
Rescuriô và anh lính Mútxa. Họ thả 6 tấn đạn xuống Isaben.
Mắc Gavơn khoe rằng đã bắn rơi 9 máy bay khu trục Nhật Bản trong thế
chiến gần đây. Rồi đến lượt máy bay của anh ta cũng bị bắn rơi, anh ta nhảy
dù và rơi vào tay những người cộng sản Trung Quốc. Ở Cát Bi, người ta
bàn tán rằng người của Mao thả anh vì chẳng có gì để nuôi anh ta. Nặng
120 kg, chàng phi công đó được đặt tên là Earthquake (động đất). Chính với
anh chàng yêu đời lái chiếc Packét số 149 này mà thiếu úy Áclô thực hiện
nhiệm vụ đầu tiên với cương vị là xếp thả dù.
Dẫu máy bay Packét bay ở độ cao nào, các cuộc bay bên trên tập đoàn cứ
điểm không hề giống với một cuộc du lịch trên không. Các đoàn phi hành
biết rằng cứ hai máy bay trở về căn cứ thì một chiếc có dính đạn súng