Đặt lại trong khung cảnh của nó, việc chi viện gần nhất là một nhiệm vụ
nhạy cảm bởi vì máy bay cần biết chính xác phải đặt bom vào đâu, đồng
thời phải cố tránh súng phòng không. Nếu là một chiếc B26 mang bom
1.000 pao phải bãi bỏ nhiệm vụ ban đầu của nó để chi viện một điểm tựa bị
tấn công, bom đạn của nó giỏi lắm cũng chỉ trúng được một tá lính bộ binh
Việt Minh. Dùng búa máy để giết muỗi? Và nếu đó lại là máy bay Corsair
hay là một chiếc Privateer mang bom 2.000 pao, thì thật lãng phí. Và phải
đương đầu với bao nhiêu rủi ro. Ban đêm, đối với những phi công thiếu độ
nhìn rõ, việc chi viện ở mặt đất trở thành cơn ác mộng.
“Khi một cuộc tấn công vào một điểm tựa quân bạn được tuyên bố, Bruynê
giải thích, toàn bộ đội hình chiến đấu của Việt Minh sẽ bám vào điểm tựa
đó, cách 50 đến 100 mét. Khi nhìn thấy trọng liên 12,7 li bắn, người ta có
cảm giác đó là súng của quân ta. Thường thường chúng tôi phải tự làm rõ.
Chi viện trực tiếp chỉ thực hiện được khi một người nào đó giơ ngón tay chỉ
nơi phải đến”.
Ban ngày dùng đạn hỏa mù, ban đêm dùng đạn phốt pho, các pháo thủ của
trung tá Vayăng phải "giơ ngón tay chỉ những điểm bị đe dọa để máy bay
tấn công bằng bom phía trước các điểm đó”. Cái "nút" của vấn đề là pháo
binh của GONO không có khả năng để thực hiện bằng cách chỉ mục tiêu
như thế. Bị mù, bị thương, bị cắt cụt một phần các phương tiện, những pháo
đội thoát khỏi sự tiêu diệt chỉ còn lại không quá vài khẩu để thực hiện các
cuộc bắn ngăn chặn mà đối với bộ binh là đồng nghĩa với sống sót.
Đại tá Lalăng nói không úp mở rằng các phi công tự ý hành động chẳng hỏi
ý kiến ai:
“Không bao giờ có thể phối hợp các hoạt động đất - không. Isaben tự hạn
chế trong việc thông báo những mục tiêu được xử lý trong những thời hạn
không được biết hoặc, thông thường, không được xử lý. Ngược lại, không