vào được và những cuộc chiến đấu đã đến một mức độ ác liệt hiếm thấy.
Đuypia báo cho tôi biết những tổn thất lớn nhưng anh đẩy lui những đợt
xung phong đầu tiên và sau khi lập lại trật tự trong đội hình chiến đấu, anh
nắm được tình hình. Việt Minh bị tổn thất cao và khu vực chiến đấu hình
như lắng dịu. Nhưng rồi một cuộc pháo kích mới lại ập xuống các hào chiến
đấu. "Hãy bắn lại đi!" Đuypia van nài tôi”.
Bằng rađiô, Tơrêhiu đòi phản pháo, nhưng ông có biết chăng từ đầu chiến
dịch, các pháo thủ đã không biết vị trí pháo địch ở đâu? ông yêu cầu bắn
thật sát vào vị trí để làm câm họng pháo không giật và SKZ mà người ta
định vị được cái lưỡi lửa dài màu vàng khi chúng ngắm vào các lô cốt.
Bỗng nhiên, liên lạc rađiô giữa sở chỉ huy của đại đội 4 và Đuypia bị cắt.
Tơrêhiu gặng hỏi: "Allô "Gianíc”, xảy ra điều gì vậy? "Gianíc" trả lời đi? .
"Gianíc" chẳng bao giờ trả lời đại uý của mình nữa. (Chú thích: Sinh năm
1927, Giăng Mari Đuypia nhập ngũ năm 1947. Nhập vào bán lữ đoàn dù và
lên tàu tháng 9-1953. Được bổ dụng về tiểu đoàn dù thuộc địa ngày 1-10-
1953 với quân hàm trung uý. Bị thương ở Mường Sài, nhảy dù xuống Điện
Biên Phủ ngày 5-5-1954.) Lo lắng, Tơrêhiu ra lệnh cho thiếu uý Ginbe
Oóchong, hai mươi sáu tuổi đi trinh sát. Đạn đã nghiền nát đồn tiền tiêu và
Việt Minh đã quét dọn bằng lựu đạn.
Tơrêhiu tổ chức phản kích và ngăn chặn các cuộc thâm nhập. Trung đội
Đuypia chỉ còn ba người Âu bị thương; "Gianíc" là một trong số người ngã
xuống đầu tiên. "Tôi thấy anh nằm bẹp dưới đất, Oóchong nói, tinh thần
phân tán...".
Mặt đầy máu, một trung sĩ báo cáo với giọng nói ngắt quãng. "Chúng tôi
còn một người nữa bị giết, thượng sĩ Raybô. Anh ấy bị thương, nhưng các
lính người Việt của anh đã bỏ mặc anh”.
Nổi giận, Tơrêhiu ra lệnh bắn vào bọn chạy trốn, rồi Oóchong tập hợp lại
những người còn mạnh khỏe và bố trí lại "Suốt đêm, Tơrêhiu viết thư cho