"Chúng tôi chờ đợi hơn hai giờ trong các hào trước khi nhận được lệnh
khác”, Trung úy Rắc ca nhớ lại.
Trung úy Phlơri thuộc công binh tiểu đoàn 8 xung kích, đến các điểm tựa
Clôđin và "chuẩn bị phá hủy các dây kẽm gai, mở một lối đi qua bãi mìn
cho cuộc đột phá cuối cùng". Chỉ huy trưởng cảnh sát quân sự Salaun dược
đại tá Tơranca triệu tập đến GONO và báo cho biết là lính sen đầm sẽ
không đi: “Cần có người duy trì trật tự và bảo vệ người bị thương".
Đến trưa, Lăngle tiếp các tiểu đoàn trường.
“Cuộc họp đã diễn ra, Đruin thuộc phòng 3 xác nhận, nhưng không phải là
hình thức trực tiếp. Đây là một cuộc tiếp xúc trên rađiô với các chỉ huy
không thể đến được. Chỉ có Vayăng, Lơmơniê, Vađô và Ghirô. Biga chắc
chắn là có mặt, và có thể là Turê mà sở chỉ huy cách không xa lắm”.
Cutăng thuộc tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn 13 lê dương ngoại quốc,
Clêmăngxông thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc và Nicôla
thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 4 Ma rốc, không rời sở chỉ huy của mình để
được nghe thông báo về cuộc thoát vây bằng lực lượng lớn mà về một số
khía cạnh nào đó, giống như một trò hề.
Lăngle im lặng khi các sĩ quan mô tả hành trang của quân đội mất ngủ và ăn
uống thiếu thốn kham khổ từ tháng 4 đến nay. Binh sĩ đã đạt đến giới hạn
của sự cố gắng rồi và người ta thấy họ cũng chẳng còn hăng hái gì để xông
lên chống lại những vật cản của Việt Minh mà những cuộc trinh sát trên
không mới nhất đã cho biết là ba đường hào song song đã được phát hiện
thay vì một cái độc nhất quan sát được hôm qua.
Ghi nhận những ý kiến phủ định của các vị "bốn lon", Lăngle đến Caxtơri
báo cáo về sự thất bại của việc chuẩn bị cho Anbatơrốtx. Lơmơniê và Vađô
tháp tùng ông. Lăngle chẳng nể nang gì và mô tả cho cấp trên biết về tình