hình trên sông Nậm Rốm. Hai xe tăng và tổ trọng liên bốn nòng của
Rơđông vẫn còn ngăn chặn đường vào cầu Bai lây, nhưng bao lâu nữa
Lăngle chờ đợi một cuộc tấn công nữa của Việt Minh vào buổi chiều, đã tập
hợp người lại. Tàn binh của tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn 13, đại đội Biga đã
phình lên vì thu thập thêm những người thoát nạn của các Êlian và Đuyluya
với những lính Thái trắng của ông ta. Có sự phụ tá của trung úy Đuybua,
đại úy Alic có ba trung đội của tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Angiêri. Những
người này có thể cản trở sự vượt sông của Việt Minh cho đến tối, nhưng
dưới làn đạn pháo, tổn thất của họ sẽ cao.
Nhưng để người bị thương ở đâu? Việt Minh đã tập hợp lại cho cuộc xung
phong cuối cùng: "Họ cũng chẳng thèm ngụy trang nữa?", đại úy Lơ Pagiơ
đang quan sát Êlian 3 từ hữu ngạn, gầm lên.
Lơmơniê và Vađô đi ra. Lăngle ở lại một mình với tướng Caxtơri qua sóng
điện từ gọi Cônhi để nói với ông rằng tập đoàn cứ điểm sắp chết. Trên bầu
trời các máy bay Đacôta vẫn bình tĩnh tiếp tục các thủ thuật của mình. (Chú
thích: Thứ năm ngày 6-5, 62.700 tấn đạn dược bộ binh và 46.260 tấn đạn
pháo (kể cả đạn cối 120) đã được thả dù. Thứ 6, ngày 7-5 các máy bay
Đacôta thả thêm 5.330 tấn đạn bộ binh.)
Cuộc nói chuyện giữa Cônhi và Caxtơri được ghi âm ở Hà Nội. Đằng sau
những từ ngắn gọn hoàn toàn theo tác phong quân sự, người ta thấy bóng
dáng của một tai họa. Hai vị tướng biết chăng, vượt lên trên sự thất bại mà
hai ông không dự kiến được, nỗi đau khổ của chiến binh sẽ thay tên nhưng
không tan đi? Vũ khí quyết định một cách khác, còn những lời lẽ của
Cônhi, mặc dầu đầy tình thân ái và cả xúc cảm nữa, vẫn nặng nề như những
hòn đá và Caxtơri nhận nó như đang chịu đựng một cuộc ném đá vào
người.
Hình như không phải có một mà có hai cuộc nói chuyện "cuối cùng". Đầu
tiên Cônhi và Caxtơri chỉ nói trong lĩnh vực chiến thuật, nói về những đơn