động". Rô be Salaun thì đảm bảo rằng "sự im lặng trùm lên vừa đầy ấn
tượng vừa xa lạ". Ở sở chỉ huy của Lăngle, đại úy Lơpagiơ: "Cái đánh vào
chúng ta là sự im lặng. 56 ngày nay, chúng ta sống trong sự ồn ào náo động,
bỗng dưng, chẳng còn gì nữa?". Với trung úy Anle vừa sang bên hữu ngạn
"sự im lặng đang ngự trị ở trong thung lũng vốn là inh tai".
“Cách các cứ điểm Êlian không xa lắm, bộ đội Việt Minh đã phản ứng một
cách phấn khởi về cuộc đơn phương ngừng bắn. Họ biết được nhờ nghe lỏm
rađiô hay là việc pháo GONO ngừng bắn làm họ cảm thấy chiến thắng sắp
đến với họ? Tay luôn bị trói, đại úy Brăngđông được một sĩ quan nói tiếng
Pháp rất trau chuốt hỏi cung. Đó là một người quen cũ, đơn vị của sĩ quan
này đã chạm súng với đại đội Brăngđông - và đã gây cho ông những tổn
thất nặng nề vào tháng 12- 1953, trong vụ Mường Pồn. Người ấy đòi tù
binh của mình chỉ cho con đường ngắn nhất để đi đến sở chỉ huy của tướng
Đờ Caxtơri. Úi già, Brăngđông chẳng biết gì cả “khoảng 17 giờ - 17 giờ 30
ông viết, những đoàn bộ đội Việt Minh tiến về Điện Biên Phủ, tiếng reo hò
vang lên từ các hàng quân cửa họ, về sau tôi mới biết là phân khu trung tâm
đã ngừng chiến đấu” .
Những câu chuyện khác cũng xác nhận câu chuyện của Brăngđông. Bị bắt
làm tù binh vào những giờ đầu tiên trong ngày và bị thương ở chân - anh bị
khập khiễng nhưng vẫn đi được, trung sĩ nhất Mênagiơ lúc đầu bị nhốt
trong một lô cốt với những người hấp hối và những người chết. Đến rạng
sáng, bộ đội Việt Minh rời đi và Mênagiơ lợi dụng cơ hội để cố tìm về với
những người của tiểu đoàn 6. Đến một khuỷu hào anh đụng vào một tiểu
đội Việt Minh đang ngồi xổm trên bờ hào theo kiểu người Việt Nam. Thấy
anh không có súng, chân bị băng, họ không tỏ ý chống lại và bảo anh ngồi
bên cạnh họ. Mênagiơ xin nước uống nhưng bi đông của họ đã rỗng.
“Tôi ngồi như vậy đến 16 - 17 giờ, anh nói, rồi nghe những tiếng reo hò rất
lớn vang lên tiếp theo sau đó là sự im lặng đầy ấn tượng. Chẳng còn những
tiếng nổ, chẳng còn bắn nhau. Các Việt Minh “của tôi" nhảy lên vì vui