“Cái vết thương của tôi đã bị nhiễm trùng, Ruyle nói tiếp, bị thối và tôi lại
bị kiết lỵ không dám ăn gì cả. Chắc chắn là tại nước sông. Đã có dòi trong
vết thương bó bột của Buliê và ngoài ba mùi hôi thối của chúng tôi, chúng
tôi phải diệt dòi. . Trời mưa góp phần vào làm cho cái đường hào thành
những vũng bùn ghê người, không thể cáng chúng tôi đi thay băng, ngửi
thấy đầy mùi xác chết”.
Nhờ trung úy Hêbe của binh đoàn biệt kích hỗn hợp không vận, ba thương
binh có được "một hộp dầu hỏa dùng làm đèn" nhưng khổ vì thiếu thông
gió. Tuy nhiên chính họ đã được ưu tiên bởi vì một số hầm chẳng có đèn
ngày cũng như đêm. Ngày 7-5, Ruyte, Bullê và Cácơray được một y tá cho
biết là các cuộc chiến đấu sẽ chấm dứt.
“Đó là sự cáo chung, Ruyle nhận xét, người ta sẽ giương cờ trắng lên trạm
giải phẫu vào 17 giờ. Đối với chúng tôi đó là một sự suy sụp tinh thần ghê
gớm. Cácơray đã khóc không cần che giấu".
Trong một hầm khác, Alanh Lêcuyê có vẻ như thoát nạn. Một sợi dây kim
loại được bác sĩ Grauuyn đặt vào nối liền hai mép của vết thương sọ não và
bác sĩ hy vọng ý chí muốn sống của Lêcuyê sẽ thắng. Anh cần sự yên tĩnh
sự thư giãn, một chút hạnh phúc và nếu không thì anh "như là người bị chôn
sống" trong căn hầm cùng ba người bị thương khác. Khi một lê dương bị bó
bột đến tận vai báo tin ngừng bắn "chúng tôi khóc nức nở như những đứa
trẻ", Lêcuyê thú nhận.
Sau khi đến bệnh xá của tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc, trung úy Rúc cảm thấy
an toàn, anh đã trở về với người của mình. Jớtx đã giúp anh vượt sông mà
anh không ngờ lại sâu đến thế và anh buộc phải bơi. Một chiến công với cái
mông của anh có hàng chục mảnh đạn nằm gần đó .
“Ở bệnh xá tôi bị lột trần truồng. Tất cả những gì tôi mang trên lưng bị ướt