phải ra nhanh (đi đi, mau lên) nhưng những yêu cầu bắt buộc của họ không
mang tính chất khiêu khích. Vừa tập hợp xong, hàng ngũ bé nhỏ của chúng
tôi bắt đầu di động và tôi cố đến gần thiếu tá Turê, ông đã có những dấu
hiệu kiệt sức”.
Các y tá Giêôphrây và Tơrêhiu đi theo bác sĩ. Hai người khác Rivie và
Rômiti ở lại với những người bị thương và để giải thích cho sự có mặt của
họ, họ làm bó bột ở chân. Ở sở chỉ huy của tiểu đoàn 8, người chiến thắng
tỏ ra rất vội vã đến nỗi Turê, Lamuliát và Banpêtơrơ bị bắt buộc bằng vũ
lực phải đi ra "đến nỗi, Đêmông phát hiện, họ không kịp mang túi đồ đạc
của họ chuẩn bị cho cuộc thoát vây sang Lào".
Ở trạm giải phẫu dù số 5, nơi Hanz và Viđan làm việc, Viđan xác nhận rằng
"người ta đã cho phép họ ở lại và tiếp tục các ca mổ". Nhân dịp lần đầu
được ra ngoài với không khí tự do, Hanz thoạt đầu khám phá ra họ đã khác
đi biết bao nhiêu: “Bị mụ đi như tất cả các chiến binh khác, chúng tôi gầy đi
hàng chục ki lô, chúng tôi còn mang găng tay vấy máu và bùn nhưng chúng
tôi đặc biệt bị choáng vì ánh sáng ban ngày” .
Bác sĩ trưởng Lơ Đamany được xếp vào đoàn tù binh đi về phía Bắc. Bác sĩ
Prêmiliơ thuộc trung đoàn 4 Marốc và bác sĩ Rôngđy thuộc tiểu đoàn 1 dù
ngoại quốc, Mađơlen thuộc tiểu đoàn 2 dù ngoại quốc cũng hòa nhập vào
đoàn. Rôngđi tức giận phải rời bỏ bệnh xá của mình nhưng anh phải phục
tùng vì anh đoán thấy bộ đội Việt Minh sẽ dễ dàng bóp cò. Hai y tá của anh,
Ran và Đi Lorengô giải thích cho cái đội tuần tra Việt Minh, được bố trí
theo chiến thuật bàn cờ, rằng trong hầm chỉ có những người bị thương nặng
và kỳ diệu thay, họ được phép ở lại tại chỗ. Việt Minh không tiến hành một
cuộc kiểm tra nào và tiếp tục đi trong lúc những người khác ngày càng
đông, xuất hiện trong địa điểm.
“Sợ bị ném lựu đạn", trung úy Rúc lê cái bụng leo lên cầu thang để khỏi
chạm vào mông đã bị thương và khi một bộ đội Việt Minh dừng lại ở đó,