thượng nguồn, đã bắt được người của chúng tôi, đầu tiên là trung sĩ nhất
Bácđô. Tôi để cho dòng nước kéo đi và khi cách gần 600m ở hạ nguồn,
vách đá đỡ dốc đứng, tôi tìm cách leo lên đỉnh. Tôi đã mất ba lô, khẩu các
bin và tự hỏi tôi sẽ làm gì khi đơn độc trong rừng rậm này. Bỗng tôi thấy
ánh sáng cửa một ngọn đèn đêm và nhận ra tiếng nói của đại úy Misô”.
Ông ta, Uyem, chỉ còn hơn mười lăm lê dương đi cùng. Những người khác
lang thang trong rừng hoặc đã rơi vào tay địch. Các túi lương thực, thuốc
men và vũ khí đã mất, do nước cuốn đi. Bị Việt Minh truy kích, những
người thoát nạn trở thành mồi săn. Có các lính lê dương của mình đi theo,
trung úy Misen Lêvy thoát được ba cuộc chạm địch. Đến lần thứ tư thì thật
là khó tránh.
“Chúng tôi bị bao vây và bị bắt làm tù binh ngày 8-5, lúc 11 giờ, anh nhớ
lại. Nhờ tư cách sĩ quan, tôi được đối xử ưu đãi: tay trói vào sau lưng, giầy
rút ra, ba lô quân nhu trên lưng, tôi trở thành một người cuối ở chỗ Việt
Minh. Tôi đi như vậy trong hai ngày, hai đêm trước khi gặp một toán tù
binh và vừa đói, vừa mệt tôi nhập bọn với họ”.
Cùng ngày 8-5, Uyem và nửa tá binh sĩ cũng bị bắt.
Mi sô còn được tự do, nhưng tình hình xấu đi. Nhóm của ông sáu người,
giảm xuống còn ba rồi hai và cuối cùng còn một mình, ông thực hiện cuộc
viễn du mệt nhọc sang Lào, trong một miền rừng rậm mà con người chưa
biết đến, bị cơn đói dày vò nhưng dè dặt, không dám vào những làng Thái
mà ông chỉ biết có sự thất vọng và chống đối. Sau ba tuần đi bộ, leo lên, tụt
xuống nhanh chóng với những cuộc tắm bắt buộc, dạ dày bị cơn đói hành
hạ và bàn chân chảy máu, một lần nữa, Misô bị gặp trở ngại, bị bắt và đưa
về Điện Biên Phủ.
Ông đói quá đến nỗi những khẩu phần ít ỏi mà những bộ đội canh giữ đưa
cho, ông có cảm giác như là một bữa tiệc. (Chú thích: Trung sĩ nhất Giăng