người bị thương đang nằm, thét lên kinh hãi rồi im bặt vì lửa đã thiêu họ.
Đó là một thời điểm khó khăn: tiếng nổ của đạn cối, của chúng ta và của
những người đối diện, loạt đạn ngắn, ngọn 1ửa như lốc xoáy, súng đạn nổ
trong 1ò 1ửa, tiếng kêu của những người bị thương gặp lửa ... Từ phía sau
một đại đội leo lên phía chúng tôi, đi đầu là trung uý Phuriê. Mới vào trận
anh đã bị một viên đạn vào đầu. Đại uý Ôđờvin thay anh, nhưng mười phút
sau người ta phải sơ tán ông vì ông đã bị đạn. Riêng đối với đại đội của tôi
đã có 12 người chết, 24 người bị thương và 2 người mất tích, nghĩa là hơn
nửa quân số” (Chú thích: Sinh năm 1927 ở Xanh Manh đờ Castiông
(Girôngđơ) Ăngđrê Phuriê tốt nghiệp Trường võ bị Xanh Xia năm 1949, có
bằng nhảy dù, được phong thiếu uý tháng 5-1950. Được chọn sang Đông
Dương, biên chế vào tiểu đoàn 3 thuộc địa biệt kích dù ở Vannơ tháng 10-
1951. Trung uý lên tàu ở Mác xây vào tháng 12. Tham gia nhiều cuộc hành
quân khác nhau, rồi đến Nà Sản. Bổ nhiệm vào tiểu đoàn 5 dù Việt Nam,
nhảy xuống Điện Biên Phủ trong cuộc hành quân Hải li.).
Đêm càng khuya trên đỉnh Pu Ya Tao thì tiếng súng càng thưa dần và Việt
Minh càng ra xa hơn. Trong đêm tối, lính canh chăm chăm nhìn đám tro
ánh lên màu đỏ nhạt, lo lắng nghe vọng lặp lại tiếng dao phạt cây của Việt
Minh, hình như đang mở những con đường để tiếp cận các đỉnh núi. Để tự
trấn tĩnh, các lính dù Việt Nam nói rằng họ đang làm cáng để chở người bị
thương của họ. Rạng sáng thứ hai, ngày 14, một số đơn vị bảo an và đại đội
của đại uý Cabirô thuộc tiểu đoàn dù ngoại quốc trở lại những nơi đã diễn
ra trận đánh để mai táng những người chết.
“Thật là một cảnh tượng kinh khủng, Latan nhớ lại. Những thân thể bị đốt
cháy thành than, những cánh tay bị cụt đang giơ lên ... bốc mùi khủng
khiếp. Trên một diện tích nhiều héc ta tất cả đã bị cháy. Những mảnh kim
loại của quân trang dát vào da thịt bị cháy đen của vài thân thể. Những cái
bụng bị phồng trướng, có cái đã nổ bung ra, nhìn thật kinh sợ".
Một hố lớn đã được đào, những cây thập tự bằng tre và một cuộc mai táng