người Việt của anh đã chạy tán loạn... Brăngdông nét mặt mệt mỏi, đang đi
đến cùng với đại đội "cận vệ" của anh. Đại đội anh bị thiệt hại, họ nói là
thiếu 40 người nhưng cũng không rõ ai chết, ai bị thương, ai bị bắt làm tù
binh. Nhìn lên phía bắc họ được chứng kiến một cảnh đau lòng: trên mỏm
núi bên cạnh, lính lê dương bị bắt đang rời trận địa, tay bị trói sau lưng,
chung quanh là những người bộ đội cáu kỉnh. Ở tiểu đoàn, họ nói có 28
người chết và mất tích, 24 người bị thương sẽ được trực thăng đến đón,
trong lúc các máy bay Bearcat thả bom napan xuống quân Việt Minh ở
trong thung lũng.
Lính bảo an rút lúc 20 giờ và đại úy chỉ huy của họ đi đầu với người liên lạc
bằng radiô của ông ta với cung cách là người đầu tiên vượt qua mạng của
Điện Biên Phủ. Đó không phải là điều mà người ta chờ đợi ở ông, và sau
khi thông báo cho ông vài ý tưởng đơn giản về cách chỉ huy một đơn vị
nhảy dù, Lăng le gửi ông về Hà Nội theo chuyến máy bay đầu tiên. Để tỏ ra
không thiên vị, Lăng le cũng gạt cả thiếu tá Lơcléc.
Trong chiến tranh, những người bại trận bao giờ cũng có lỗi. Tiểu đoàn dù
ngoại quốc khoá đuôi cuộc hành quân, Brăngđông đi đầu - anh ta đã xứng
đáng - Vécghê ở đuôi. Trong đêm thứ hai 14 rạng ngày thứ ba 15, đoàn
quân lặp lại hành trình hai ngày như ra đi. Việc gia tăng tốc độ cảm thấy rõ
nhưng mỗi người đều bị thúc đẩy bởi thuyết phục rằng Việt Minh sẽ phục
kích hoặc đánh vào sườn họ. Trong lúc đó ở xa hơn về phía tây trên mỏm
đồi có rừng cây, Uyem và những người lính Thái của anh bị cối 81 truy
kích, anh phải yêu cầu pháo can thiệp để bịt miệng họ. Uyem có hai người
bị giết, ba người bị thương và vẫn còn tin rằng việc rút lui của đoàn bảo an
và tiểu đoàn dù ngoại quốc cùng 400 lính Thái của anh, đã được phép. Xukê
và tiểu đoàn dù thuộc địa số 1, chẳng hơn gì Lamuniát cùng với các đơn vị
xung kích của ông, không phải can thiệp. Còn Turê và các đội biệt kích của
ông đã tìm được chỗ trú ẩn, và họ ngủ ngon lành sau hơn mười ngày du cư.
Lăng le tưởng rằng chân đã khỏi và trở về Điện Biên Phủ nửa đi nửa phải