con đê cũ, các mặt khác đều xa các ngọn đồi. Sau khi lính Ma rốc đã đi rồi,
tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 lính Angiêri đón tướng Cônhi đến thăm.
Giăngxênen mang găng tay trịnh trọng tiếp đón, cố ý làm cho khách hiểu
rằng "thêm một đại đội nữa sẽ rất hoan nghênh". Cônhi cho ông hay rằng
các đại đội pháo 105 của cụm Anlire đã đến, trước vài ngày tiểu đoàn 3,
trung đoàn 3 bộ binh ngoại quốc, điều đó làm yên lòng viên sĩ quan chỉ huy
lính bản xứ.
Huân chương Giải phóng, cựu chiến binh ở Narvik (Chú thích: Narvik:
cảng ở miền bắc Na Uy nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân Đồng
minh và quân Đức năm 1940.) tham gia lực lượng Pháp tự do của tướng Đờ
Gôn, hai lần bị thương, Lalăng là một chiến binh lão luyện. Trước khi đáp
máy bay lên Điện Biên Phủ, ông viết thư cho vợ là Mari Phrăngxoadơ rằng
ông "hài lòng về sự thay đổi và về sự chỉ huy nghiêm túc chặt chẽ hơn
nhiều mà người ta đã tạo ra cho anh. Mọi việc sẽ khác: cán bộ, nhiệm vụ,
môi trường. Một nỗi buồn phiền duy nhất: thư từ đến chậm vì từ Hà Nội,
sau khi chia chọn, sẽ được gửi đi bằng máy bay. Chỉ cần có sương mù là
máy bay đã bị chậm rồi (ngày 3-1).
Mười ngày sau:
“Mọi người nói rằng nhiệm vụ hiện tại của các anh là chủ yếu. Nó không dễ
dàng chút nào và anh đang thử thách một cách nghiêm khắc tinh thần trách
nhiệm. Anh cầu xin nhưng không tìm thấy sự yên bình; em biết không, một
sự thanh thản đẹp đẽ nhưng có vẻ bề ngoài nhiều hơn là hiện thực ... Sự chờ
đợi đó, con người xa lạ trước mặt anh đó, đè nặng lên anh nhưng anh hiểu
rằng thắng được một ngày là một ngày quan trọng ... Nếu anh có ý thức về
nhiệm vụ và thường khổ sở vì sự cách biệt với người chỉ huy thì người đối
diện với anh ở bên kia phòng tuyến cũng vậy, lại còn nhiều hơn anh nữa,
anh thề với em như vậy. Luôn luôn có một mối lo sợ trước khi hành động,
nhưng điều đó có tác động ở cả hai bên".