là của Việt Minh ..." (Thư viết ngày 2-3).
Khi Sơvaliê khẳng định rằng các bậc thang thuộc về Việt Minh, ông ta nghĩ
đến những ngọn núi có mây trắng bồng bềnh tạo thành những bậc thang
khổng lồ cho đến tận biên giới Trung Quốc. Những quả đồi phần thuộc về
người Pháp, trung uý Payơrê thuộc tiểu đoàn 4 lính Ma rốc leo lên Élian2.
Với cha mẹ anh, anh cũng dùng từ "vùng lòng chảo", một ý nghĩ xuất phát
từ trong sâu thẳm trí nhớ về hình ảnh có tính biểu tượng của cuộc hành
hương Sáctơrơ: "Sau hai tháng làm việc, phong cảnh vốn là sự pha trộn
giữa các thửa ruộng nhỏ, có rừng thưa bao quanh, đã hướng tới dáng dấp
phong cảnh vùng Bốt xơ (vùng đất phù sa của bồn Pari nằm ở tây nam
thành phố Pari), chỉ thiếu một chỏm nhà thờ".
Viết thư cho vợ là Pierét ở Liệu cùng với các con, trung uý Rastuin ở tiểu
đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc ví Điện Biên Phủ như quê mình:
“Anh không biết so sánh xứ này với cái gì, có thể với vùng phụ cận của
thung lũng Accơ, những chỏm núi phủ một lớp rừng, dày dưới gốc là lớp
cây con nhằng nhịt khó gỡ, hoặc với vùng Picốtxen hoặc còn nữa với vùng
Galốpbơ”.
Việc phá rừng gia tăng, nhiều đường hào và vị trí chiến đấu được đào và
thiết lập, tất cả những điều đó đã biến đổi bộ mặt của thung lũng Điện Biên
Phủ; người mới đến lần đầu tưởng được nhìn thấy một vùng rừng núi và
những ruộng lúa thì đã bị bất ngờ. Sau thời gian thực tập ở bệnh viện Van
đờ Grát năm 1953, bác sĩ Pông đáp máy bay của Hãng Air France sang Việt
Nam công tác. Ngày 25-2, đến thay thế trung uý Canvê, bác sĩ của tiểu đoàn
2, trung đoàn 1 lính Angêri, Pông thổ lộ với vợ :
“Từ trên máy bay đến Điện Biên Phủ, người ta thấy đó là một vùng trũng
hoàn toàn bị phá trụi giữa các ngọn núi của xứ Thái. Trong lòng thung lũng
một con sông uốn khúc ... Cây cối bị chặt, nhiều hầm ngầm được đào và gia