tình trạng này: "Sẽ có chuyện các đội tuần tra trong làng thu lượm những
lính chính quy Thái về thăm vợ".
Với tinh thần trung thực, ông thừa nhận "đó cũng là một nguồn tình báo.
Cũng cần nhìn mặt này mặt kia ...” .
Với đại đội cối hạng nặng của anh, trung uý Môliniê đã nhảy dù đợt hai và
cấp trên của anh đã ấn định cho anh "một vị trí tạm được ở phía nam cách
ngôi làng 500 mét". Vị trí này ở cạnh một ngôi chùa "một căn nhà cổ điển
sơn màu đỏ màu hạnh phúc - với một bàn thờ bọc vải đỏ, có thêu rồng
vàng”. Ở chân bàn thờ, những chiếc bát trống rỗng dùng đựng lễ vật để
cúng, chứng minh chủ nhân vội bỏ ra đi và hai chiếc chuông đồng thau,
khoảng 50cm, đó là toàn bộ những hiện vật của ngôi chùa. “Khi người ta ra
lệnh cho chúng tôi chui xuống đất và xây dựng hầm trú ẩn, Môliniê kể, mọi
người lao tới ngôi làng, mà dân đã sơ tán, để lấy những cột gỗ và mảnh ván.
Bị che khuất dưới vòm lá cây, ngôi chùa không ai để ý, trở thành một nguồn
cung cấp gỗ cho công trình chúng tôi. Chỉ còn lại mấy cái chuông, tôi quyết
định đưa về căn cứ hậu cần ở Hà Nội” (Chú thích:Những chiếc chuông của
Điện Biên Phủ theo tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc được khôi phục lại khi nó rời
Đông Dương sang Angiêri, và sau khi tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc giải thể,
chúng được đưa đến Bảo tàng Sidi Bel Abbès. Ngày nay chúng ở bảo tàng
đạo quân lê dương ở Aubagne.) .
Ở An nơ Mari nơi tiểu đoàn dù ngoại quốc thứ nhất chiếm lĩnh các công sự
dưới đất, trung uý Nêne đã vào tuổi 27. Trước khi sang Đông Dương, anh là
sĩ quan tuỳ tùng của tướng Môngcla, là người chỉ huy tiểu đoàn Pháp của
Liên hợp quốc tại Triều Tiên, nhưng chức vụ này anh không thích: "Người
ta nhầm lẫn nghiêm trọng khi người ta muốn làm cho tôi thành một sĩ quan
xalông!", anh thổ lộ với người thân. Nêne khá nổi tiếng, thiếu tá Ghirô đánh
giá anh là "Có đẳng cấp cao hơn các sĩ quan có cùng quân hàm". Anh được
sự kính trọng của các binh sĩ lê dương, anh đã tham gia tất cả các cuộc hành
quân và giữ một kỷ niệm xấu về cuộc hành quân "Cá chó" diễn ra trước Hải